Da đầu bị tróc vảy trắng là tình trạng khiến không ít người lo ngại, tự ti trong giao tiếp với người khác. Đáng nói, đây còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh da liễu như vảy nến, viêm da dầu, nấm da đầu…. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, cần làm gì khi da đầu khô tróc vảy, cùng giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.

Da đầu bị tróc vảy trắng là dấu hiệu bệnh gì?

Vảy trắng xuất hiện trên da đầu thường được gọi là gàu. Đây là hiện tượng phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đối tượng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, da đầu bị tróc vảy trắng không đơn giản chỉ là gàu mà nó còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý da liễu bạn cần chú ý. Để điều trị dứt điểm tình trạng này, bạn cần phân biệt chính xác các bệnh lý, áp dụng phương pháp chăm sóc da đầu phù hợp nhất. 

Da đầu tróc vảy là do vảy nến

Da đầu khô tróc vảy có thể là biểu hiện của bệnh vảy nến. Người mắc phải căn bệnh này thường xuất hiện nhiều mảng vảy màu trắng hoặc bạc che phủ trên da đỏ. Những mảng da này lan rộng, lan xuống trán, sau tai, gáy và dưới cơ thể. Những trường hợp nặng, các mảng vảy trắng ngày càng dày, nhiều lớp chồng lên nhau thành các mảng lớn. 

Da đầu bị tróc vảy trắng có thể là dấu hiệu của bệnh vảy nến
Da đầu bị tróc vảy trắng có thể là dấu hiệu của bệnh vảy nến

Nếu gặp phải bệnh vảy nến, người bệnh nên tích cực điều trị, tránh để bệnh ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Lưu ý, nhiều trường hợp thường nhầm lẫn triệu chứng da đầu tróc vảy của bệnh vảy nến và gàu thông thường hoặc nấm da đầu. Do đó, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp với tình trạng của bản thân. 

Da đầu bị tróc vảy trắng là dấu hiệu bệnh á sừng

Nếu xuất hiện các vảy trắng trên da đầu nhưng không ngứa, rất có thể bạn đã mắc bệnh á sừng. Đây là hiện tượng lớp sừng chuyển hoá nhưng không hết, các lớp vảy trắng kết lại thành từng mảng, đùn lên thành lớp và xếp chồng lên nhau như vảy nến. 

Bệnh á sừng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của người bệnh. Do đó, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường như da đầu tróc vảy trắng không ngứa, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Tham khảo: Nguyên Nhân Da Bị Tróc Vảy Trắng Và Ngứa – Chi Tiết Cách Cải Thiện

Bệnh nấm da đầu gây tróc vảy trắng

Nấm da đầu là bệnh viêm nhiễm ở chân tóc, tạo thành các mảng tròn, rộng, đóng vảy trắng trên da đầu. Da đầu bị nấm có thể lan rộng, gây tổn thương diện rộng và tạo thành hiện tượng tróc vảy vụn kèm theo ngứa liên tục. Nếu người bệnh gãi sẽ gây tình trạng xước da đầu, nặng hơn, nấm có thể lan toàn đầu và tróc vảy ở những vùng da bị tổn thương. 

Bệnh nấm da đầu thường xuất hiện ở những người có thói quen ngủ khi tóc ướt, dùng nguồn nước ô nhiễm, lười gội đầu hay dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị nấm.

Da đầu tróc vảy do rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố nhất là ở độ tuổi dậy thì cũng là nguyên nhân gây tróc vảy da đầu. Bởi lúc này, bã nhờn trên da tiết nhiều, gây đóng vảy, bong tróc thành từng mảng và gây rụng tóc. 

Nguyên nhân da đầu bị tróc vảy trắng

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng da đầu tróc vảy trắng, cụ thể:

Da đầu tróc vảy trắng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như môi trường, di truyền, bệnh lý.....
Da đầu tróc vảy trắng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như môi trường, di truyền, bệnh lý…..
  • Tiếp xúc với khói bụi từ môi trường thường xuyên hoặc do tiếp xúc với các hoá chất gây dị ứng. 
  • Thời tiết nóng ẩm khiến da đầu đổ mồ hôi, luôn trong trạng thái ẩm ướt từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm gây bệnh xâm nhập. 
  • Do di truyền, theo thống kê, 1/3 số người da đầu tróc vảy có bố hoặc mẹ cũng mắc phải căn bệnh này, nếu cả bố và mẹ cùng mắc, nguy cơ bị tróc vảy trắng da đầu của một người có thể lên tới 75%.
  • Luôn trong trạng thái căng thẳng, lo âu, nghĩ ngợi nhiều khiến các bệnh da đầu khởi phát và trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Lạm dụng thuốc, tự ý dùng thuốc, sử dụng sai loại thuốc…. cũng là những nguyên nhân khiến hiện tượng bong tróc vảy trắng ở da đầu nặng hơn và dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm: Da Mũi Bị Khô Nguyên Nhân Do Đâu? Giải Pháp Khắc Phục Hiệu Quả

Cách điều trị da đầu tróc vảy trắng

Để chấm dứt hiện tượng da đầu bị tróc vảy trắng, trước hết người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân, từ đó mới có thể lựa chọn giải pháp phù hợp nhất. Một số phương pháp bạn có thể tham khảo khi gặp hiện tượng da đầu tróc vảy phải kể tới:

Áp dụng phương pháp Tây y

Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc gội, thuốc uống tuỳ thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh của từng người. Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ phác đồ của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Cách điều trị da đầu tróc vảy do vảy nến nhẹ 

Nếu da đầu bị tróc vảy do bệnh vảy nến, da xuất hiện lớp vảy trắng bạc, đóng thành từng mảng lớn, bong tróc, lớp da sưng đỏ, bạn có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:

  • Dầu gội đặc trị da tróc vảy chứa các thành phần kháng viêm, chống nấm như Ketoconazole, Selenium sulfide… Dầu gội được chỉ định sử dụng 2-3 lần/ tuần. 
  • Sử dụng kem bôi chứa steroid, một số loại thuốc mỡ chứa Acid salicylic và Calcipotriene hay Anthralin nhằm loại bỏ mảng bong tróc và tiêu sưng. 
  • Kem dưỡng ẩm giúp cấp nước, giữ ẩm và giảm ngứa da đầu. 
  • Kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch theo liệu trình của bác sĩ. 
Dầu gội Haicneal chứa Ketoconazole giúp giảm bong tróc vảy trên da đầu
Dầu gội Haicneal chứa Ketoconazole giúp giảm bong tróc vảy trên da đầu

Điều trị da tróc vảy do viêm da tiết bã

Với các trường hợp da dầu nhờn, ướt, xuất hiện các mảng nhỏ trắng, vàng trên da đầu, có ngứa do viêm sẽ được chỉ định sử dụng một số loại kem bôi kết hợp với dầu gội như:

  • Dầu gội chứa Corticoid, Ketoconazol, Selenium sulfide,… nhằm giảm ngứa. 
  • Kem bôi tại chỗ Desonide 0,05%

Cách chữa da đầu tróc vảy trắng do nhiễm khuẩn 

Nếu tróc da đầu do nhiễm khuẩn, người bệnh thường xuất hiện các mảng trắng, tóc rụng nhiều, da đầu nổi mẩn đỏ hoặc mụn nước. Với trường hợp này, người bệnh có thể được điều trị theo các bước như sau:

  • Dùng dầu gội chứa chất chống viêm như Selenium sulfide, Ketoconazole hoặc các sản phẩm chứa chất tiêu sừng như kẽm Pyrithion, thoa đều lên tóc và da đầu ít nhất 5 phút sau đó xả lại với nước sạch. 
  • Mỗi tuần gội đầu với các sản phẩm dầu gội điều trị 2-3 lần cho tới khi triệu chứng được cải thiện. 
  • Nếu tình trạng bệnh không chuyển biến, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kê đơn thuốc chống viêm. 

Điều trị da đầu tróc vảy do các nguyên nhân khác

Nếu da đầu bị tróc vảy trắng do các nguyên nhân như thiếu chất, dùng sai sản phẩm chăm sóc tóc, vệ sinh kém, bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện như sau:

  • Thiếu chất: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đồng thời kết hợp sử dụng dầu gội chứa Ketoconazole, Selenium sulfide 2 – 3 lần/tuần.
  • Do sản phẩm chăm sóc tóc: Kiểm tra lại dầu gội, dầu xả hay các loại keo xịt tóc…. từ đó thay thế các sản phẩm phù hợp hơn. 
  • Vệ sinh kém: Bạn nên thay đổi thói quen gội đầu. Mỗi tuần nên gội từ 2-3 lần. Không gội quá nhiều và cũng không nên lười gội đầu. Vệ sinh không sạch sẽ cùng là nguyên nhân làm da mặt tróc vảy trắng như da đầu.

Áp dụng mẹo dân gian chữa da đầu bị tróc vảy tại nhà

Với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện tình trạng da đầu bị tróc vảy trắng. Những phương pháp này sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên an toàn, lành tính và có thể dùng với nhiều đối tượng. 

Sử dụng bồ kết

Bồ kết có chứa tới 10%  saponin giúp tạo bọt, kháng viêm, làm sạch rất hiệu quả. Đây là một trong những nguyên liệu chữa da dầu bị vảy trắng rất tốt mà bạn không nên bỏ qua. Với nguyên liệu này, người bệnh có thể thực hiện theo các bước như sau:

Gội đầu với bồ kết giúp giảm tình trạng bong tróc vảy trắng
Gội đầu với bồ kết giúp giảm tình trạng bong tróc vảy trắng
  • Phơi khô bồ kết trước khi sử dụng. 
  • Lấy bồ kết khô đun sôi với nước 5-10 phút cho tới khi nước chuyển sang màu cánh gián. 
  • Dùng nước bồ kết gội đầu 3-4 lần/tuần để đạt hiệu quả.
  • Khi gội, không cần gội lại bằng nước lạnh. 

Dùng cây hương nhu 

Cây hương nhu có tác dụng tốt với các trường hợp mắc bệnh ngoài da, trong đó có bong tróc da đầu bởi nó có khả năng sát trùng và giàu các tinh dầu giúp da thông thoáng, thoát mồ hôi tốt.

Với nguyên liệu này, người bệnh cần dùng cây hương nhu đun nước gội đầu để giảm nấm da đầu, cải thiện tình trạng da đầu tróc vảy trắng và làm tóc suôn mượt, giảm rụng tóc. 

Dùng giấm táo 

Giấm táo giàu acid amin, vitamin và khoáng chất giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn mạnh và đồng thời tiêu diệt vi khuẩn, nấm bệnh. Đây cũng là nguyên liệu được đánh giá cao trong việc đẩy lùi hiện tượng da đầu bị tróc vảy. Cách thực hiện như sau:

  • Pha nước sạch với giấm táo theo tỷ lệ 1:1
  • Dùng hỗn hợp này làm ướt tóc và da dầu, để yên trong 20 phút. 
  • Gội lại bằng nước sạch để loại bỏ da đầu bong tróc cùng các vi khuẩn gây bệnh. 
Giấm táo giúp hạn chế tình trạng da đầu bong tróc
Giấm táo giúp hạn chế tình trạng da đầu bong tróc

Áp dụng các giải pháp chữa da đầu tróc vảy trắng là phương pháp tạm thời giúp giảm nhẹ hiện tượng bong tróc. Do dược tính thấp nên những cách này không giúp chữa triệt để bệnh. Hơn nữa, người bệnh cần thực hiện đúng cách, tránh lạm dụng bởi nó có thể gây viêm nhiễm da đầu, rụng tóc, ảnh hưởng tới thẩm mỹ, sức khoẻ. 

Da đầu có nhiều vảy trắng cần lưu ý gì?

Để gia tăng hiệu quả điều trị tình trạng da đầu tróc vảy trắng, người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề như sau: 

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, ưu tiên thực phẩm giàu đạm, vitamin, khoáng chất nhằm cải thiện sức đề kháng, ngăn ngừa viêm nhiễm. 
  • Tránh các thực phẩm cay nóng, dễ gây kích ứng, phản ứng viêm da như rượu bia, thuốc lá…
  • Gội đầu thường xuyên, khi gội chú ý làm sạch lớp bọt trên da đầu. 
  • Hạn chế dùng dầu xả trên da đầu, chỉ sử dụng ở phần đuôi tóc. 
  • Tránh xa các loại sản phẩm dầu gội chứa hóa chất, thuốc nhuộm, thuốc tẩy bởi chúng có thể gây kích ứng và khô da đầu. 
  • Nếu dùng gel xịt tóc cần rửa sạch trước khi đi ngủ. 
  • Không đội nón, mũ quá chật trong thời gian dài vì đây cũng là một trong số các nguyên nhân gây viêm nhiễm da đầu. 
  • Duy trì tinh thần, tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng,…

Trên đây là một số nguyên nhân cũng như cách xử lý khi gặp da đầu bị tróc vảy trắng. Nếu đang gặp phải tình trạng này, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Để xử lý tận gốc bệnh, bạn cũng cần chú ý xác định chính xác nguyên nhân và liên hệ với bác sĩ để có tư vấn phù hợp nhất. 

Thông tin hữu ích: Tại Sao Da Khô Ngứa? Cách Khắc Phục An Toàn, Hiệu Quả Bất Ngờ

Liên hệ hotline Để được tư vấn miễn phí

0375.633.622

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *