Da bị khô tróc vảy là một trong những tình trạng rất thường gặp, nhất là khi thời tiết hanh khô. Hiện tượng này có thể xảy ra do tác động ngoại sinh hoặc do việc ăn uống không lành mạnh. Bên cạnh đó, da tróc vảy cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về da thường gặp. Dưới đây là thông tin cụ thể cùng với cách điều trị hiệu quả. 

Chuyên gia giải đáp do đâu da bị khô tróc vảy?

Hiện tượng da bị khô tróc vảy rất thường gặp, đặc biệt vào thời điểm mùa đông hanh khô. Lúc này, da bị mất nước, không được cung cấp độ ẩm thường xuyên sẽ trở nên căng, nứt và bong tróc rất khó chịu. Cùng với đó, việc bạn dùng nước quá nóng để tắm cũng sẽ khiến hàng rào bảo vệ da bị suy yếu.

Mặt khác, việc bỏ bê, không chăm sóc da hàng ngày, không dưỡng ẩm cho da cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến da của bạn bị bong tróc. Trong một số trường hợp, da khô, bong vảy còn cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe da liễu. Các tổn thương da sẽ đi kèm với hiện tượng ngứa rát rất khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Da bị khô tróc vảy là một trong những tổn thương da thường gặp
Da bị khô tróc vảy là một trong những tổn thương da thường gặp

Một số bệnh lý da liễu phổ biến có thể khiến da bị khô tróc vảy là:

Bệnh á sừng

Á sừng là bệnh lý về da khá phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí da khác nhau nhưng thường gặp nhất là tại đầu ngón tay, gót chân… Những vùng da bị bệnh này có thể bị khô lại, nứt nẻ và bong tróc thành từng lớp. Nếu lớp da quá căng sẽ khiến bạn bị chảy máu theo các vết nứt dưới da.

Bên cạnh những tổn thương da, người bệnh còn gặp phải tình trạng ngứa ngáy, đau rát khó chịu. Nếu không được can thiệp sớm, chức năng bảo vệ của da sẽ bị suy giảm, tăng nguy cơ nhiễm trùng gây hoại tử.

Da bị khô tróc vảy do bệnh chàm

Chàm là bệnh mãn tính về da, xuất hiện ở nhiều thể khác nhau, trong đó điển hình là hiện tượng da bị khô tróc vảy. Bệnh xuất hiện khi lớp biểu bì da có tổn thương gây ra tình trạng mất nước, tăng sinh tế bào sừng và làm khô da. Các vùng da chịu ảnh hưởng nhiều nhất là da ngón chân, ngón tay.

Viêm da tiếp xúc

Đây là bệnh lý về da rất đặc trưng, có thể dễ dàng nhận biết qua tình trạng da bị tổn thương do kích ứng hoặc dị ứng. Bệnh có thể thuyên giảm nhanh, khó tái phát nếu bạn biết điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy vậy, một số trường hợp viêm da tiếp xúc vẫn có thể kéo dài dai dẳng gây ngứa ngáy, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người bệnh.

Viêm da tiếp xúc là bệnh không lây nhiễm nhưng các tổn thương do nấm, vi khuẩn gây ra sẽ tấn công các vùng da khác, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Tham khảo: 

Tình trạng da khô tróc vảy có thể xuất hiện do bị viêm da tiếp xúc
Tình trạng da khô tróc vảy có thể xuất hiện do bị viêm da tiếp xúc

Các nguyên nhân khác

Ngoài các bệnh lý về da đã nêu trên, hiện tượng da bị khô tróc vảy cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số vấn đề sức khỏe khác như sau:

  • Ảnh hưởng bởi tuyến giáp: Khi tuyến giáp hoạt động kém có thể gây ra tình trạng rối loạn hormone trong cơ thể, khiến cơ thể dễ kích hoạt các vấn đề về da và làm da bị khô nhiều hơn.
  • Tình trạng trao đổi chất rối loạn: Những người bị tiểu đường, bị thận sẽ thể hiện các triệu chứng qua da, da dễ bị bong tróc, khô và ngứa ngáy.
  • Căng thẳng quá mức: Căng thẳng cũng là tác nhân khiến nội tiết tố bị kích thích, làm giải phóng các chất gây viêm và hormone trong cơ thể dẫn đến tình trạng da bị khô tróc vảy, kích ứng.
  • Do vấn đề dinh dưỡng: Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin và chất béo cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làn da của bạn, da dễ bong tróc và dễ bị khô hơn.

Thông tin quan trọng:

  • Da Mặt Khô Rát Đỏ Có Nghiêm Trọng Không, Cách Điều Trị Như Nào?

Da khô tróc vảy phải làm sao? Cách điều trị như thế nào?

Hiện tượng da khô, bong tróc vảy không quá khó để khắc phục nhưng lại không được nhiều người biết đến. Ngoài việc đến bệnh viện thăm khám, điều trị các bệnh lý da liễu nếu có, các bạn nên tham khảo một số cách trị da khô tróc vảy sau đây:

Bổ sung ẩm cho da bị khô tróc vảy

Đây chính là biện pháp tối ưu để chăm sóc cho làn da khô của bạn. Trong quá trình sử dụng, bạn cần lựa chọn sản phẩm kem dưỡng ẩm lành tính, có nguồn gốc xuất xứ tự nhiên sẽ đảm bảo an toàn hơn, giảm kích ứng, tổn thương da.

Để lựa chọn sản phẩm tốt nhất, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm cần được thực hiện thường xuyên để cân bằng độ ẩm cho da, giúp da tránh mất nước. Điều này sẽ cải thiện đáng kể hiện tượng da khô ráp, ngứa bong tróc da.

Bạn cần thoa kem dưỡng ẩm body và cho da mặt ngay sau khi tắm, rửa mặt. Nên thoa 2 lần mỗi ngày để tăng hiệu quả dưỡng ẩm tốt nhất. Sau khi thoa, bạn nên vỗ nhẹ nhàng để kem thẩm thấu vào da tốt hơn, nâng cao được công hiệu sử dụng.

Bạn cần tích cực sử dụng kem dưỡng ẩm cho da
Bạn cần tích cực sử dụng kem dưỡng ẩm cho da

Dùng các nguyên liệu dưỡng da từ thiên nhiên

Bạn cũng hoàn toàn có thể cải thiện hiện tượng da bị khô tróc vảy bằng cách sử dụng các sản phẩm tự nhiên ngay tại nhà. Cụ thể:

  • Sử dụng nha đam: Các thành phần của nha đam vừa giúp cấp ẩm, vừa có tác dụng tăng cường hàng rào bảo vệ da và làm mềm da, phục hồi da hư tổn. Bạn chỉ cần chọn gel nha đam rồi thoa trực tiếp lên vùng da khô ráp, sau đó massage khoảng 20 phút rồi rửa sạch.
  • Chống khô da bằng dầu dừa: Dầu dừa cũng giống như nha đam, có tác dụng làm mềm da rất tốt. Khi bôi dầu dừa sẽ giúp da giữ ẩm hiệu quả, chống khô ráp. Bạn chuẩn bị một lượng dầu dừa nguyên chất, vệ sinh da sạch sẽ rồi thoa đều lên da. Sau khi thoa khoảng 30 phút, bạn phải rửa lại với nước ấm.
  • Sử dụng muối Epsom: Muối Epsom được biết đến có tác dụng làm dịu các cơn kích ứng da, giảm ngứa, làm sạch da và các mảng da bong tróc rất tốt. Bạn dùng 2 thìa mật ong trộn với 1 thìa muối Epsom, sau đó thoa trực tiếp lên các vùng da bị khô rồi massage nhẹ nhàng, rửa lại với nước.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến các thói quen chăm sóc da tại nhà để tránh bị tổn thương da, làm da khô ngứa. Không nên tắm gội quá thường xuyên với nước nóng và tránh việc chà xát, gãi trên da. Nên sử dụng máy tạo độ ẩm vào mùa hanh khô, bổ sung nhiều nước, vitamin cho cơ thể.

Nên rửa mặt bằng muối Epsom để giảm kích ứng
Nên rửa mặt bằng muối Epsom để giảm kích ứng

Thăm khám, điều trị y tế

Việc điều trị tình trạng da bị khô tróc vảy được chỉ định nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Do vậy, nếu bạn nhận thấy các triệu chứng khô da, kích ứng da kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thì cần đến bệnh viện để được thăm khám.

Sau khi bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và căn cứ vào tình trạng, mức độ bệnh sẽ đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp. Bạn cần thực hiện theo đúng phác đồ để bệnh thuyên giảm. Hiện nay, các loại thuốc được dùng để chống khô, bong tróc da, kích ứng da phổ biến nhất là Corticoid và thuốc kháng Histamin. Đây đều là các loại thuốc kê đơn nên người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng.

Trong quá trình điều trị, nếu gặp phải các triệu chứng bất thường, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp. Việc chữa bệnh đúng cách kết hợp với các phương pháp chăm sóc da khoa học sẽ cải thiện tình trạng da của bạn đáng kể.

Trên đây là những thông tin chung về tình trạng da bị khô tróc vảy, kích ứng rất thường gặp trong những ngày thời tiết hanh khô. Các bạn cần theo dõi kỹ làn da của mình và chăm sóc da mỗi ngày để có được làn da như mong muốn.

Đừng bỏ qua:

Liên hệ hotline Để được tư vấn miễn phí

0375.633.622

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *