Trang chủ » Blog làm đẹp » Chăm sóc da » Da Tay Bị Nứt Nẻ Chảy Máu: Cách Điều Trị Và Chăm Sóc Hiệu Quả
Da Tay Bị Nứt Nẻ Chảy Máu: Cách Điều Trị Và Chăm Sóc Hiệu Quả
Đặt lịch hẹn
Da tay bị nứt nẻ chảy máu là vấn đề mà nhiều người gặp phải hiện nay. Tình trạng này có thể khởi phát bởi các tác nhân trong môi trường hoặc do thói quen sống hàng ngày. Điều trị và chăm sóc da tay đúng cách là điều quan trọng giúp loại bỏ tổn thương, hạn chế viêm nhiễm cho da. Vậy cách trị da tay nứt nẻ chảy máu như thế nào?
Da tay bị nứt nẻ chảy máu do đâu?
Da tay là bộ phận khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương trên cơ thể. Trong đó, da tay bị nứt nẻ chảy máu là một trong những tình trạng mà chúng tay hay gặp hàng ngày. Khi đó, lớp màng bảo vệ da tay bên ngoài sẽ bị phá hủy, da trở nên yếu đi, mất nước và khô nứt. Các rãnh nứt sâu sẽ gây chảy máu da tay.
Tình trạng da tay bị nứt nẻ chảy máu có thể gây ra bởi nhiều nguyên do khác nhau. Một số nguyên nhân chính gây bệnh mà bạn cần lưu ý như:
- Tiếp xúc với hóa chất: Tiếp xúc với các chất tẩy rửa sinh hoạt hàng ngày như xà phòng giặt đồ, nước rửa bát, nước lau sàn chính là nguyên nhân phổ biến khiến làn da bị nứt và chảy máu. Các chất tẩy làm da trở nên mỏng hơn, bị bào mòn và dần suy yếu.
- Thời tiết lạnh khô: Môi trường với độ ẩm thấp, hanh khô vào mùa đông là điều kiện thuận lợi khiến da tay bị khô rát và nứt nẻ. Lúc này, da khô nứt nẻ vào mùa đông sẽ mất nước nhiều hơn và không duy trì được độ ẩm cần thiết. Khi các rãnh nứt lan rộng và sâu hơn, da tay có nguy cơ bị chảy máu nặng nề.
- Tác động của tia UV: Đi ngoài trời nắng mà không che chắn hoặc sử dụng kem chống nắng là tác nhân khiến da của bạn bị khô nứt, thậm chí là chảy máu. Hơn nữa, làn da tay sẽ trở nên thâm sạm và lớp màng bảo vệ da dần suy yếu.
- Mắc các bệnh da liễu: Da tay bị nứt nẻ chảy máu có thể là triệu chứng của bệnh á sừng và viêm da cơ địa. Các bệnh lý này khiến da tay, da chân bị bong tróc, khô ráp và nứt nẻ, đặc biệt ở phần rìa của bàn tay, bàn chân.
- Rửa tay quá nhiều: Thói quen rửa tay quá nhiều, đặc biệt rửa tay với nước nóng là nguyên nhân khiến da bị khô nứt nẻ bạn nên nghĩ đến. Các chuyên gia cho biết rửa tay nhiều làm mất đi độ mềm mịn ở da tay và mất cân bằng độ ẩm.
Cách điều trị da tay khô nứt nẻ chảy máu
Da tay bị nứt nẻ chảy máu cần được điều trị kịp thời bằng cách biện pháp phù hợp. Nếu không chữa trị sớm thì các vết nứt sẽ lan rộng hơn và gây viêm nhiễm cho da. Dưới đây là một số cách khắc phục da tay nứt chảy máu hiệu quả bạn nên áp dụng:
Xử lý vết thương tại chỗ
Việc đầu tiên bạn cần làm khi da tay bị chảy máu là xử lý tại chỗ để cầm máu tạm thời. Trước hết, bạn phải vệ sinh nhẹ nhàng vùng da tổn thương bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh vết thương. Sau đó, bạn thấm khô vùng da bằng khăn mềm và lau bớt máu. Sử dụng băng cá nhân quấn tạm thời để ngăn chặn máu chảy và tổn thương nghiêm trọng hơn. Đây là cách xử lý nhanh để phòng ngừa viêm nhiễm ở các vết thương hở.
Sau khi cầm máu, bạn lưu ý giữ vết thương khô ráo, đặc biệt không để vết thương tiếp xúc với xà phòng hoặc các chất tẩy rửa mạnh.
Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên trị da tay bị nứt nẻ chảy máu
Các vết nứt nẻ chảy máu trên da tay sẽ được làm lành nhanh chóng bằng các nguyên liệu thiên nhiên. Các hoạt chất trong tự nhiên có tác dụng phục hồi các tổn thương, tái tạo tế bào mới và cung cấp độ ẩm cho da. Điều này giúp da tay không còn tình trạng khô nứt nghiêm trọng, dẫn đến chảy máu.
Một số nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm bạn có thể sử dụng như:
Nha đam
Nha đam là nguyên liệu chăm sóc làn da quen thuộc của phái đẹp. Được biết, nha đam có chứa nhiều nước, vitamin E, B1, B5 và các hoạt chất kháng viêm nhiễm. Các hoạt chất này không chỉ cung cấp đủ độ ẩm cho da, loại bỏ các vết nứt nẻ mà còn ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm khi da tay bị chảy máu.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 – 2 lá nha đam, rửa sạch rồi cạo lấy phần gel bên trong.
- Xay nhuyễn phần gel nha đam rồi thoa đều lên vùng da bị tổn thương chảy máu.
- Giữ nguyên để các hoạt chất thấm đều vào da trong 10 – 15 phút.
- Rửa sạch da tay với nước ấm.
- Thực hiện 3 – 4 lần/tuần để làn da nứt nẻ cải thiện rõ rệt.
Chuối chín
Chuối chín là nguyên liệu có tác dụng dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết và phục hồi làn da hiệu quả. Sở dĩ chuối có công dụng trên là do loại quả này có chứa nhiều vitamin A, E và các khoáng chất tốt cho da.
Cách thực hiện:
- Lấy một quả chuối chín, bỏ vỏ rồi nghiền nhuyễn.
- Thoa chuối đã nghiền lên vùng da bị nứt nẻ chảy máu.
- Để yên trong 15 phút rồi rửa lại tay với nước ấm.
- Áp dụng cách này 2 – 3 lần/tuần để khắc phục tình trạng khô nứt ở da tay.
Lá chè xanh
Lá chè xanh có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và dưỡng ẩm cho da rất tốt. Nguyên liệu này có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho làn da trong đó phải kể đến như vitamin nhóm A, vitamin nhóm B, các enzyme, chất chống oxy hóa… Do vậy, bạn có thể sử dụng trà xanh như một loại thuốc trị da tay bị nứt và chảy máu hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá trà xanh vừa đủ, rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
- Giã lá lấy nước cốt rồi pha chung với một ít nước loãng.
- Dùng nước này để rửa tay hàng ngày. Các tinh chất trong lá sẽ thấm dần vào làn da và cải thiện tình trạng tổn thương.
Tham khảo thêm:
Sử dụng thuốc Tây y
Trong trường hợp da tay bị nứt nẻ chảy máu do các bệnh lý da liễu và diễn biến nặng nề, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc Tây y bác sĩ thường kê toa khi gặp phải tình trạng này:
- Thuốc kháng Histamin: Thuốc có tác dụng giảm đau rát, cầm máu và làm dịu da. Bên cạnh đó, thuốc còn có công dụng làm lành vết thương và ngăn ngừa viêm nhiễm trên da. Một số tên thuốc kháng Histamin sử dụng phổ biến như Telfast, Loratadin, Cetirizin…
- Kem bôi Hydrocortisone: Loại kem bôi này thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp nứt nẻ, chảy máu da tay do bệnh vảy cá, á sừng, viêm da cơ địa… Công dụng chính của sản phẩm là dưỡng ẩm da, giảm bong tróc và kích ứng cho da. Đồng thời thuốc sẽ giúp cầm máu và ngăn ngừa nứt nẻ lây lan sang các vùng da khác.
- Mỡ chống nấm: Đây là loại thuốc có tác dụng tiêu diệt các loại nấm da gây bong tróc, khô và nứt nẻ da. Hơn nữa, thuốc sẽ giúp làm mềm da tay và bảo vệ da khỏi những tác nhân bên ngoài môi trường. Một số loại mỡ chống nấm bác sĩ thường kê đơn như Nizoral, Griseofulvin…
Dùng các loại kem dưỡng ẩm cho làn da tay
Cấp ẩm cho da là bước quan trọng bạn cần làm để loại bỏ tình trạng da tay khô chảy máu. Tùy vào đặc trưng của từng loại da mà bạn lưu ý chọn các sản phẩm dưỡng ẩm cho phù hợp. Một số loại kem dưỡng ẩm thường được sử dụng cho da tay như:
- Kem dưỡng tay Clarins Hand and Nail Treatment Cream: Đây là kem dưỡng da tay lành tính được chiết xuất từ dầu dừa và lô hội. Các hoạt chất này mang đến khả năng dưỡng ẩm tốt và làm mềm mịn da tay. Sản phẩm có công dụng nuôi dưỡng da tay và chống lại các tác nhân gây hại như bụi bẩn, hóa chất… Giá bán: 711.000/100ml.
- Kem dưỡng da tay Beauskin Rosemary Shea Butter Hand Cream: Thành phần chính có trong kem dưỡng này là cây hương thảo có xuất xứ từ Địa Trung Hải. Thảo dược có công dụng tạo sự đàn hồi cho làn da, cung cấp độ ẩm giúp làn da mềm mại hơn và giảm nứt nẻ. Chưa hết, nhờ có chiết xuất từ bơ hạt mỡ, Beauskin Rosemary Shea Butter Hand Cream còn giúp khắc phục tình trạng da khô và tái tạo tế bào collagen. Giá bán: 100.000/100ml.
- Kem dưỡng da tay Laneige Rich Hand Butter: Laneige là một thương hiệu mỹ phẩm nổi bật của Hàn Quốc. Nhãn hàng có nhiều sản phẩm chăm sóc da nổi tiếng, trong đó có Laneige Rich Hand Butter. Với công nghệ bào chế dưỡng ẩm đột phá cùng với thành phần bơ hạt mỡ, bơ chiết xuất từ cây cọ, nước khoáng hydro ion, kem dưỡng sẽ giúp bạn chăm sóc da tay hiệu quả, ngăn ngừa chảy máu nứt nẻ. Giá bán: 250.000/40ml.
Gợi ý:
Cách chăm sóc da tay khi bị nứt nẻ chảy máu
Da tay bị nứt nẻ chảy máu có thể gây nhiễm trùng da nếu không điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách. Do vậy, bên cạnh việc điều trị bằng các cách trên, bạn cần lưu ý đến các biện pháp chăm sóc da tay ngay tại nhà. Một số điều bạn cần chú ý có thể kể đến như sau:
- Tránh để da tay tiếp xúc với các loại hóa chất trong sinh hoạt hàng ngày như nước giặt giũ, nước rửa chén, nước sơn… Nếu thực sự cần tiếp xúc với hóa chất thì bạn nên đeo găng tay để tránh làm tổn thương da.
- Khi da tay có vết thương hở chảy máu, bạn không nên thoa kem dưỡng ẩm ngay mà phải sử dụng thuốc kháng viêm, kháng khuẩn để làm lành vết thương. Khi vết thương đã lành lặn, bạn có thể sử dụng kem dưỡng da tay Hàn Quốc để cấp ẩm cho da.
- Giữ ấm da tay khỏi thời tiết lạnh trong mùa đông bằng cách đeo găng tay thường xuyên.
- Khi đi dưới trời nắng, bạn cần che chắn da tay cẩn thận và thoa kem chống nắng để tia UV không thể tác động vào da.
- Tuyệt đối không được cào gãi, chà xát các lớp bong tróc trên da tay vì có thể gây nhiễm trùng nặng nề hơn.
- Uống đủ nước hàng ngày để cấp ẩm cho da, khoảng 2 – 2,5 lít nước. Bạn nên uống nước lọc và bổ sung thêm các loại nước trái cây, trà thảo mộc.
- Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường sức khỏe cho làn da. Hơn nữa, các loại vitamin trong rau quả giúp ích rất nhiều trong việc tái tạo da tổn thương.
Da tay bị nứt nẻ chảy máu không chỉ khiến bạn cảm thấy đau đớn mà còn gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ khắc phục tình trạng này kịp thời cũng như có các biện pháp chăm sóc da tay đúng cách.
Đừng bỏ lỡ:
Tin liên quan
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!