Trang chủ » Blog làm đẹp » Chăm sóc da » Da Tay Bị Nứt Nẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Như Thế Nào?
Da Tay Bị Nứt Nẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Như Thế Nào?
Đặt lịch hẹn
Da tay bị nứt nẻ là biểu hiện tổn thương da ở vùng tay rất phổ biến. Hiện tượng này xảy ra do nhiều yếu tố kể cả bệnh lý với thói quen sinh hoạt. Để cải thiện, bạn cần nắm rõ các nguyên nhân có thể gây ra bệnh cũng như phương pháp chữa trị phù hợp.
Tay bị nứt nẻ nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến da tay bị nứt nẻ. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi thời điểm trong năm, đặc biệt là vào mùa hanh khô.
Tay bị nứt nẻ do bệnh lý
Da tay bị khô nứt nẻ có thể là biểu hiện của một số bệnh lý trong cơ thể. Nếu gặp phải tình trạng này, các bạn cần nghĩ đến các bệnh sau đây để có sự chuẩn bị cho việc điều trị một cách tốt nhất.
Do dị ứng
Da tay tuy không quá nhạy cảm như vùng da mặt nhưng vẫn có thể bị dị ứng với nhiều dị nguyên trong quá trình tiếp xúc gây bong tróc da. Các dị nguyên gây dị ứng rất phong phú, từ kim loại đến côn trùng, đến một số loại thực vật hoặc latex.
Khi cơ thể bị dị ứng, bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng ngoài da như da khô ngứa, sưng tấy và bị tróc vảy. Các biểu hiện này thường xuất hiện khoảng vài ngày sao đó biến mất. Nếu tình trạng kéo dài lâu hơn, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra.
Tay bị nứt nẻ do bệnh chàm
Bệnh chàm còn có tên khoa học là bệnh Eczema – một bệnh lý gây tổn thương da có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, trong đó có vùng da tay. Căn bệnh này thường xuất hiện ở dạng kích ứng da như bong tróc, nứt nẻ các đầu ngón tay, da đầu ngón tay có màu đỏ, bị ngứa ngáy khó chịu.
Chàm là thể bệnh di truyền và thường tăng nặng hơn nếu da phải tiếp xúc với các hóa chất. Để giảm thiểu nứt nẻ ở tay do bệnh chàm, bạn nên dùng chất tẩy rửa hoặc xà phòng nhẹ nhàng để tránh gây kích ứng da.
Do bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến cũng là một trong những nguyên nhân khiến tay khô nứt nẻ. Đây là một tình trạng tổn thương da ở thể mãn tính, thường xuất hiện chủ yếu ở vùng da tay, khuỷu tay, da đầu, da đầu gối. Căn bệnh này hiện chưa có biện pháp điều trị triệt để nhưng có thể giảm thiểu được các triệu chứng nghiêm trọng nếu điều trị tích cực.
Bệnh tổ đỉa gây nứt nẻ da tay
Tổ đỉa gây ra tổn thương da nghiêm trọng hơn bệnh chàm, khiến các đầu ngón tay bị nứt nẻ nghiêm trọng. Căn bệnh này hình thành những mụn nước rất ngứa ngáy ở bàn tay, thường xuyên bị tái phát và về lâu dài khiến tay bị đóng vảy, nứt nẻ, khô cứng.
Tổn thương do hội chứng da tróc vảy
Hội chứng da tróc vảy rất thường gặp ở thanh thiếu niên với biểu hiện đặc trưng và xuất hiện mụn nước ở đầu ngón tay, sau khi mụn vỡ sẽ khiến da tay khô nứt nẻ. Hội chứng này không làm ngứa ngáy tay, không rõ nguyên nhân gây bệnh cụ thể nhưng cũng khiến da tay bị bong tróc ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày.
Cùng chủ đề:
Tay nứt nẻ do thừa vitamin A hoặc thiếu vitamin B3
Thiếu vitamin B3 trong chế độ ăn uống hàng ngày hoặc thừa vitamin A cũng sẽ dẫn đến tình trạng da bị khô, nứt nẻ, kích ứng da. Vì vậy, bạn cần cân đối dinh dưỡng cho cơ thể để đảm bảo bổ sung vừa đủ lượng vitamin cần thiết.
Nứt da tay do các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân về bệnh lý, còn có nhiều yếu tố khác có thể gây nứt nẻ da tay như môi trường, thời tiết, mức độ nhạy cảm của da. Hiện tượng tay bị nứt nẻ còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân như:
Da bị quá khô
Khô da là nguyên nhân vô cùng phổ biến khiến các vùng da ở đầu ngón tay bị bong tróc. Tình trạng này thường xảy ra nhất khi vào mùa đông hoặc bạn tắm bằng nước quá nóng. Cùng với đó, một số thành phần trong xà phòng, chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày cũng gây khô da.
Các triệu chứng thường gặp khi da bị khô là nứt nẻ, da đỏ, sần sùi, có cảm giác căng và ngứa ngáy khó chịu. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên giữ ẩm cho da tốt, sử dụng các loại xà phòng dịu nhẹ hơn và không nên rửa tay bằng nước nóng.
Do thói quen rửa tay thường xuyên
Nhiều người lầm tưởng rằng việc rửa tay thường xuyên sẽ khiến da tay sạch, ít bị tổn thương hơn. Trên thực tế, đây lại là nguyên nhân hàng đầu gây tay bị nứt nẻ. Khi bạn rửa tay quá thường xuyên với xà phòng, lớp hàng rào lipid trên da sẽ bị mất đi, da trở nên nhạy cảm hơn, dễ bong tróc và kích ứng.
Việc rửa tay bằng xà phòng hàng ngày là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn, nhưng cũng nên rửa với tần suất vừa phải và dùng sản phẩm dịu nhẹ kết hợp với dưỡng ẩm da tay.
Do tác động của ánh mặt trời
Da tay tiếp xúc quá lâu và thường xuyên với ánh nắng mặt trời có thể khiến da bị cháy, có màu đỏ hồng, da tay khô nứt và bong tróc. Các vết cháy nắng trên da này thường rất khó chịu và cần một thời gian nhất định để phục hồi. Vì thế, bạn cần phải sử dụng kem chống nắng cho cả phần da tay khi ra khỏi nhà.
Do tác động của thời tiết
Khi khí hậu quá khô, nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông, da của bạn sẽ trở nên bong tróc, nứt nẻ, khô ráp hơn. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn có thể dùng thêm máy lọc không khí, tạo độ ẩm tại nhà. Nên mang găng tay khi tiếp xúc với không khí lạnh và dùng các chất dưỡng ẩm nhẹ nhàng.
Ngoài các nguyên nhân trên, làn da tay của bạn cũng bị khô nứt nếu bạn có các thói quen xấu như mút tay, sử dụng hóa chất tẩy rửa và mỹ phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc…
Cách cải thiện da tay bị nứt nẻ phù hợp nhất
Trên thực tế, việc trị da tay khô nứt nẻ cần phải thực hiện kiên trì vì tình trạng này có thể tái phát nhiều lần trong năm. Để có thể cải thiện da tay tốt nhất, bạn nên tham khảo một số cách như sau:
Sử dụng thuốc điều trị
Nếu da tay khô do vấn đề về bệnh lý, bạn cần sử dụng thuốc điều trị để cải thiện da một cách tốt hơn. Sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ, bạn có thể dùng một số loại thuốc như:
- Thuốc mỡ và kem dưỡng da tay: Để phòng ngừa khô da, các bác sĩ sẽ kê đơn các loại kem dưỡng ẩm giảm khô, nứt nẻ da. Ngoài ra, nếu da của bạn bị tổn thương, có thể bổ sung thêm thuốc mỡ kháng sinh trong đơn thuốc để ngừa nhiễm trùng. Một số dòng kem dưỡng da tay được dùng phổ biến như: Kem dưỡng da tay nội địa Trung, Nhật, Hàn,…
- Nhóm thuốc kháng Histamin: Được sử dụng để giảm các phản ứng dị ứng, giảm bong tróc, khô nứt nẻ da.
- Nhóm thuốc kháng sinh và kháng viêm: Loại thuốc này được kê đơn ở dạng đường uống trong trường hợp nhiễm vi khuẩn, virus.
Phương pháp chăm sóc tay bị nứt nẻ tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn nên kết hợp thêm các phương pháp chăm sóc tại nhà để đẩy nhanh quá trình phục hồi da. Cụ thể:
- Ngâm tay với nước ấm: Bạn nên ngâm tay với nước ấm mỗi ngày khoảng 10 phút để vùng da đầu ngón tay mềm ra, thúc đẩy quá trình bong tróc tế bào chết cũng như tái tạo tế bào da mới.
- Dùng mật ong: Mật ong giúp dưỡng ẩm, kháng khuẩn, bảo vệ da tay tự nhiên. Bạn có thể thoa một lượng nhỏ mật ong nguyên chất lên da tay trong khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Sử dụng nha đam: Nha đam cũng có tác dụng làm mềm da rất tốt. Bạn nên dùng gel nha đam để thoa lên da tay hàng ngày khi tay sạch và rảnh rỗi.
- Dầu dừa làm mềm da: Cũng giống như nha đam và mật ong, dầu dừa có thể làm mềm da rất tốt. Bạn chỉ cần thoa một ít dầu dừa lên da tay, để khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Lưu ý phòng ngừa da khô nứt nẻ
Da khô nứt nẻ là tình trạng rất dễ gặp phải cũng như thường xuyên tái phát. Vì thế, ngoài việc quan tâm biện pháp điều trị, bạn cũng cần biết đến cách phòng ngừa cho hiệu quả như sau:
- Nên rửa tay bằng nước lạnh hoặc nước ấm thay vì nước nóng để tránh khô da.
- Khi rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, bạn nên đeo găng tay để hạn chế việc da phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
- Vào lúc thời tiết lạnh, bạn cần đeo găng tay giữ ấm.
- Nên dùng các loại kem dưỡng ẩm để bảo vệ da tay.
- Uống nhiều nước và ăn uống đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày.
Trên đây là những thông tin cụ thể về tình trạng da tay bị nứt nẻ mà bạn cần biết, nhất là khi thời tiết đã chuyển mùa hanh khô. Sở hữu làn da tay mềm mại, mịn màng là niềm ao ước của nhiều chị em và giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống.
Quan trọng:
Tin liên quan
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!