Bong tróc, khô ráp, nứt nẻ da môi là tình trạng nhiều người gặp phải, nhất là trong thời tiết hanh khô của mùa đông ở miền Bắc. Không chỉ gây cảm giác khó chịu, điều này còn khiến nhiều người e ngại, mất tự tin khi giao tiếp, gặp gỡ những người xung quanh. Vậy môi khô nứt nẻ thiếu chất gì, làm thế nào để điều trị triệt để, an toàn? 

Tìm hiểu nguyên nhân khiến làn môi bị nứt nẻ
Tìm hiểu nguyên nhân khiến làn môi bị nứt nẻ

Da môi khô nứt nẻ thiếu chất gì, do bệnh gì?

Theo một số chuyên gia, thông qua màu sắc, đặc điểm da cho đến các hiện tượng bong tróc trên môi có thể phần nào phán đoán tình trạng sức khoẻ của một người. Tuy da môi thường dễ khô, nứt nẻ trong những ngày thời tiết nóng hoặc lạnh đột ngột nhưng đôi khi đây cũng là biểu hiện của sự thiếu hụt dưỡng chất. 

Vậy da môi khô nứt nẻ là thiếu chất gì, do nguyên nhân nào gây nên? Dưới đây là giải đáp:

Môi khô, nứt nẻ do thiếu hụt vitamin

Sự thiếu hụt các nhóm vitamin thiết yếu cũng là nguyên nhân khiến vùng da môi bong tróc, khô ráp cùng nhiều cảm giác khó chịu. Đó là các vitamin sau:

  • Vitamin A: Vitamin A là “chiến binh” quan trọng trong hàng rào miễn dịch của cơ thể, nhất là đối với mắt, phổi, ruột. Đối với làn da, vitamin A có vai trò cải thiện quá trình lão hoá, giảm bớt sự thô ráp, khi vitamin này bị thiếu hụt dễ gây nên tình trạng môi khô nứt nẻ hoặc chảy máu, khô mắt, suy giảm trí nhớ, mất ngủ…
  • Vitamin B2: Đây được xem là hoạt chất quan trọng giúp làn da luôn sáng khỏe, thúc đẩy sự phát triển của các mô tế bào. Đồng thời vitamin B cũng đóng vai trò duy trì hàm lượng collagen trên da, giúp da căng miệng, ức chế quá trình lão hóa, ngăn chặn khô da. Do vậy, khi vitamin B bị thiếu hụt, tình trạng môi khô nứt nẻ rất dễ xảy ra.
  • Vitamin B3: Vitamin này giúp dưỡng ẩm, giảm sự mất nước trên da… Nếu vitamin B3 bị thiếu hụt rất dễ dẫn đến khô ráp, nứt môi, sưng miệng và sưng lưỡi.
  • Vitamin B6: Vitamin B6 có tên khoa học là Pyridoxine, đây là dưỡng chất quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ tới phản ứng rối loạn da, nếu bị thiếu hụt sẽ dẫn đến viêm da, khô môi, nứt nẻ khóe miệng.
  • Vitamin C: Vitamin C là dưỡng chất quan trọng đối với làn da,  đóng vai trò tổng hợp collagen tự nhiên của cơ thể, bảo vệ da trước sự gây hại của các gốc tự do. Vì vậy, khi loại vitamin này bị thiếu hụt, tình trạng khô ráp, nứt nẻ trên môi hoàn toàn có thể xảy ra.

Cùng chủ đề:

Sự thiếu hụt vitamin là nguyên nhân khiến môi nứt nẻ
Sự thiếu hụt vitamin là nguyên nhân khiến môi nứt nẻ

Môi khô nứt nẻ thiếu chất gì? Sắt, kẽm

Nếu vẫn còn đang băn khoăn chưa biết môi khô nứt nẻ thiếu chất gì thì sắt cũng là câu trả lời dành cho bạn. Thực tế, sắt là nguyên tố quan trọng trong quá trình sản xuất năng lượng oxy hoá, vận chuyển oxy, tham gia vào hoạt động hô hấp của cơ thể. Khi đôi môi bị khô ráp, nứt nẻ cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm bạn bị thiếu sắt và cần phải bổ sung.

Ngoài ra, kẽm cũng là khoáng chất quan trọng giúp cho đôi môi luôn căng mọng, quyến rũ, đảm bảo chức năng của hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể không được cung cấp đủ kẽm, tình trạng nứt nẻ và bong tróc môi thường xuyên xảy ra, thậm chí độ đàn hồi của làn da khắp cơ thể cũng bị ảnh hưởng.

Bong tróc môi do thiếu nước

Hơn 70% cơ thể là nước, đây là nguồn cung cấp khoáng chất, chất dinh dưỡng, oxy đến các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là vai trò duy trì độ ẩm, vẻ căng bóng cho làn da. Khi cơ thể không đủ nước, các chức năng sinh học bị suy yếu, khi đó đôi môi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

Nếu tình trạng thiếu nước xảy ra, môi không được cung cấp đủ dưỡng chất, khoáng chất nên dễ nứt nẻ, bong tróc. Ở người có bệnh lý nền là tiểu đường thì tình trạng này còn phổ biến hơn rất nhiều.

Xem thêm:

Thiếu hụt nước cũng khiến làn môi khô ráp và nứt nẻ
Thiếu hụt nước cũng khiến làn môi khô ráp và nứt nẻ

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân do thiếu hụt vitamin, khoáng chất và nước, tình trạng bong tróc, khô ráp trên môi cũng có thể xuất phát từ yếu tố bệnh lý. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khoẻ như:

  • Dị ứng: Môi bị dị ứng son, sản phẩm kem dưỡng ẩm, mỹ phẩm chăm sóc môi.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Chủ yếu là các loại thuốc dùng cho bệnh tuyến giáp, thuốc trị mụn trứng cá, thuốc huyết áp…
  • Bệnh kawasaki: Bệnh lý này gây viêm mạch máu dẫn đến sưng hạch bạch huyết, triệu chứng điển hình nhất là bong tróc da môi.
  • Bệnh rối loạn ở tuyến giáp: Suy tuyến giáp khiến da môi bị khô, dày, ngứa và bong tróc.
  • Nhiễm nấm candida, nấm men: Nếu môi bị khô, nứt nẻ kèm theo vết nứt ở khoé môi thì rất có thể bạn đã bị nhiễm nấm candida.
  • Hội chứng co thắt đại tràng: Hội chứng này thường có các biểu hiện như khô môi, nứt nẻ môi, chảy máu và các rối loạn da vùng mặt.
  • Bệnh chốc lở: Do vi khuẩn xâm nhập và gây nên với các triệu chứng quanh mũi, miệng, cánh tay đặc biệt là tình trạng khô ráp, nứt nẻ vùng da quanh miệng.

Môi bị khô, nứt nẻ xử lý thế nào?

Không chỉ băn khoăn đặt ra câu hỏi “môi khô nứt nẻ là thiếu chất gì”, việc chăm sóc da, phục hồi làn môi khô ráp cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực tế, để xử lý triệt để tình trạng này, cần dựa vào nguyên nhân gây khô ráp, nứt nẻ từ đó đưa ra phương án phù hợp.

Dưới đây là một số cách xử lý da môi khô, nứt nẻ bạn có thể tham khảo:

  • Bổ sung dưỡng chất bị thiếu hụt: Trong trường hợp da môi bị khô, nứt nẻ do thiếu hụt các vitamin A, B, C… hay khoáng chất thiết yếu như kẽm, sắt thì việc “bù đắp” lại là vô cùng cần thiết. Bạn có thể cân bằng các chất thiếu hụt thông qua chế độ ăn uống, thực phẩm chức năng…
  • Dưỡng môi bằng các nguyên liệu tự nhiên: Để cải thiện độ ẩm, giảm bớt tình trạng khô ráp nứt nẻ trên môi, mỗi người có thể sử dụng một số nguyên liệu thiên nhiên như mật ong, dầu dừa, lô hội, hoa hồng, dưa chuột, nha đam… để làm “mặt nạ” dưỡng môi. Đặc biệt nha đam có khả năng dưỡng ẩm rất tốt, còn được nhiều người áp dùng trong công thức dưỡng da mặt bằng nha đam. Tuy nhiên, cách làm này có dược lực thấp nên đòi hỏi sự kiên trì trong thời gian dài. 
  • Uống đủ nước: Mỗi ngày bạn nên bổ sung khoảng 2-2,5 lít nước để giúp làn da, vùng môi trở nên mềm mại bớt khô ráp.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc môi chuyên sâu: Để loại bỏ tình trạng khô ráp trên môi, bạn có thể tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm chăm sóc môi chuyên dụng như Vaseline hoặc một số loại sáp tẩy da chết môi như Beauty Treats Lip Scrub, son đường nâu E.L.F, Rire Bubble Bubble Lip Mask…
Mỗi người cần chủ động chăm sóc môi để tránh tình trạng khô, nứt nẻ
Mỗi người cần chủ động chăm sóc môi để tránh tình trạng khô, nứt nẻ

Lưu ý trong chăm sóc môi, tránh khô ráp nứt nẻ

Để da môi luôn hồng hào căng mọng, tránh khô ráp, nứt nẻ mỗi người nên chú ý:

  • Không liếm môi hoặc bóc/cạy da môi vì điều này có thể làm môi khô hơn, dễ chảy máu và mất đi lớp hàng rào bảo vệ bên ngoài.
  • Dưỡng ẩm cho môi đều đặn mỗi tối trước khi đi ngủ sau khi đã tẩy trang, làm sạch lớp son.
  • Luôn sử dụng loại son môi phù hợp, ưu tiên các sản phẩm giàu vitamin E, tinh chất thiên nhiên để môi luôn được bảo vệ.
  • Kết hợp thoa son dưỡng và son môi, luôn tô son dưỡng trước khoảng 5 phút sau đó mới tô son màu để bảo vệ da môi.
  • Khi ra ngoài trong thời tiết hanh khô cần đeo khẩu trang, vì không khí lạnh khô rất dễ khiến môi bong tróc và nứt nẻ.

Như vậy, bài viết đã giải đáp chi tiết thắc mắc “môi khô nứt nẻ thiếu chất gì”. Hy vọng, qua nội dung trên, bạn đọc đã có được câu trả lời đầy đủ nhất, đồng thời sớm lựa chọn được biện pháp chăm sóc, bảo vệ da môi phù hợp để luôn rạng rỡ, tự tin.

Thông tin quan trọng:

Liên hệ hotline Để được tư vấn miễn phí

0375.633.622

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *