Trong quá trình dưỡng da hàng ngày, nhiều chị em thường chú trọng đến các vấn đề về da mặt, da cổ mà quên mất rằng vùng da tay của chúng ta cũng cần phải được chăm chút kỹ lưỡng. Vậy cần chăm sóc da tay như thế nào để giúp đôi tay luôn mềm mại, mịn màng và giữ được nét tươi trẻ?

Các mẹo chăm sóc da tay hàng ngày cực hữu ích

Cũng giống như vùng da mặt và da cổ, da tay cần phải được dưỡng hàng ngày. Việc chăm sóc da tay tại nhà thực chất cũng không có nhiều khó khăn vì da tay rất dễ chăm. Các chị em nên nắm vững một số mẹo sau đây để chăm sóc da tay nhăn nheo, bị khô một cách tốt nhất.

Cần vệ sinh tay đúng cách, sạch sẽ

Việc vệ sinh tay đúng cách, sạch sẽ mỗi ngày là chìa khóa giúp bạn có thể chăm chút cho đôi tay tốt hơn. Tay là bộ phận phải vận động, tiếp xúc nhiều nhất trên cơ thể, thường xuyên phải làm việc với hóa chất, bụi bẩn ngoài môi trường. Không chỉ giúp bảo vệ da, khi vệ sinh tay sạch sẽ còn ngăn ngừa được vi khuẩn, mầm bệnh tấn công vào cơ thể, bảo vệ sức khỏe của bạn.

Bạn cần phải vệ sinh tay thường xuyên để giữ tay sạch đẹp
Bạn cần phải vệ sinh tay thường xuyên để giữ tay sạch đẹp
  • Bạn cần rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với môi trường công cộng.
  • Nên dùng các sản phẩm nước rửa tay chuyên dụng có chứa các thành phần tự nhiên và tinh chất dưỡng ẩm cho da.
  • Không nên rửa tay với nước nóng vì có thể gây khô da.
  • Cần hạn chế việc sử dụng máy sấy khô tay, nhất là ở khu vực nhà vệ sinh công cộng. Nên ưu tiên việc sử dụng giấy lau hoặc khăn để thấm khô tay.

Tẩy da chết cho tay

Lớp da chết, tế bào sừng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho da tay bạn luôn sần sùi, thô ráp và rất khó hấp thụ được kem dưỡng cho da. Vì thế, bạn cần phải tẩy da chết cho tay thường xuyên. Tần suất phù hợp để tẩy da chết là khoảng 2 đến 3 lần mỗi tuần.

Bạn nên tẩy da chết để chăm sóc da tay bằng các công thức từ nguyên liệu tự nhiên. Một số gợi ý cho việc tẩy tế bào chết như sau:

  • Sử dụng dầu oliu trộn với đường, thoa lên da tay và massage trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Trộn đều bơ, lòng đỏ trứng gà với nước cốt chanh, thoa lên da tay, để trong vòng 20 phút rồi rửa sạch.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm tẩy da chết body dùng cho tay cũng mang lại hiệu quả rất tốt.

Dùng kem dưỡng ẩm phù hợp để chăm sóc da tay

Sử dụng kem dưỡng ẩm là bước vô cùng quan trọng trong quy trình chăm sóc da. Hiện nay, dòng kem dưỡng ẩm cho da tay hiện vẫn chưa quá phổ biến như chăm sóc da mặt nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể tìm mua được sản phẩm phù hợp.

Bạn nên chọn các sản phẩm có khả năng cấp ẩm nhanh, có những thành phần lành tính, an toàn cho da. Nên dùng kem dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày và có thể dùng nhiều hơn nếu bạn có làn da khô hoặc tay bị nứt nẻ khi thời tiết khô hanh. Bạn cũng nên sử dụng thêm kem dưỡng có vitamin E để bảo vệ vùng da quanh móng tay tốt nhất.

Một số sản phẩm kem dưỡng ẩm cho da tay phổ biến hiện nay là:

  • Vaseline: Là một trong những sản phẩm phổ biến nhất trên thế giới, kem dưỡng da tay Vaseline có thể tạo màng ẩm bảo vệ da cực hiệu quả, an toàn với cả làn da bị kích ứng. Bên cạnh đó, sản phẩm này có thể dưỡng da tay trắng tự nhiên, thêm mềm mại.
  • Nivea: Có tác dụng tăng cường độ ẩm nhanh, làm mềm mịn da tay và chống oxy hóa cho da hiệu quả.
  • Oriflame: Đây là sản phẩm chăm sóc da tay của Mỹ, có thành phần thiên nhiên, rất an toàn cho người dùng và có công dụng dưỡng da vượt trội.
Cần dùng kem dưỡng ẩm để chăm sóc da tay
Cần dùng kem dưỡng ẩm để chăm sóc da tay

Mang găng tay chuyên dụng

Da tay là bộ phận phải tiếp xúc nhiều nhất với các yếu tố gây hại như nhiệt độ, hóa chất, môi trường bên ngoài. Vì thế, bạn nên sử dụng găng tay chuyên dụng cho các trường hợp để hạn chế những tác động ảnh hưởng đến da.

  • Bạn nên dùng găng tay khi đi ra ngoài, nhất là lúc thời tiết lạnh để có thể giữ ấm cho da, ngăn ngừa tình trạng khô da tay.
  • Dùng găng tay khi làm việc nhà, lau dọn đồ, rửa chén bát. Bạn nên dùng găng tay cao su cho những việc này để hạn chế tình trạng da bị ăn mòn do hóa chất tẩy rửa.

Chống nắng là cách chăm sóc da tay cần thiết

Da tay nếu thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng dễ bị đen sạm, xuất hiện các vết nám, tàn nhang. Vì vậy, bạn cũng nên dùng kem chống nắng cho da tay giống như da mặt để bảo vệ da tốt nhất.

Công thức dưỡng da tay từ các nguyên liệu tự nhiên

Một đôi tay mềm mịn, trắng khỏe, thon thả là mơ ước của rất nhiều chị em phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc da tại nhà nêu trên, các chị em có thể áp dụng một số công thức từ các nguyên liệu tự nhiên sau đây để dưỡng trắng da tay tốt nhất.

Dùng chanh để chăm sóc da tay

Trong quả chanh có chứa rất nhiều vitamin C – Một chất chống oxy hóa rất tốt có thể dưỡng trắng da tay hiệu quả.

Cách dùng:

  • Trộn đều 1 thìa nước cốt chanh và mật ong.
  • Thoa hỗn hợp này lên da tay, massage nhẹ nhàng và để trong vòng 15 phút rồi rửa lại với nước.
  • Trong trường hợp không có mật ong, bạn có thể thay thế bằng dầu oliu hoặc sữa tươi.

Công thức với dưa leo

Dưa leo là nguyên liệu rất phổ biến được sử dụng để chăm sóc da. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng dưa leo để mang lại cho mình một làn da tay mịn màng như mong muốn.

Cách dùng:

  • Rửa sạch dưa leo, ép lấy nước cốt rồi trộn đều cùng nước cốt chanh và sữa tươi không đường.
  • Thoa hỗn hợp dưa leo lên da tay, massage kỹ trong 15 phút rồi rửa sạch với nước mát.
Công thức với dưa leo giúp da tay thêm mềm mại
Công thức với dưa leo giúp da tay thêm mềm mại

Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa cũng là nguyên liệu làm đẹp, dưỡng ẩm cho da rất hiệu quả. Đây cũng là phương pháp chăm sóc da tay bị khô mà các chị em rất yêu thích sử dụng trong thời gian gần đây.

Cách dùng:

  • Thoa đều một ít dầu dừa nguyên chất lên tay.
  • Massage tay kỹ trong 10 phút rồi rửa sạch.

Việc chăm sóc da tay cần phải được các chị em chú ý, giữ gìn hàng ngày. Hi vọng những thông tin trên đây có thể giúp các chị em nắm vững được cách giúp mình có đôi bàn tay mềm mại, mịn màng và trắng sáng.

Xem thêm:

Liên hệ hotline Để được tư vấn miễn phí

0375.633.622

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *