Trang chủ » Kiến thức sức khỏe » Da liễu » Mụn nội tiết » Mụn nội tiết là gì? Có biểu hiện như thế nào và làm sao điều trị?
Mụn nội tiết là gì? Có biểu hiện như thế nào và làm sao điều trị?
Đặt lịch hẹn
Mụn nội tiết là một trong những vấn đề về da liễu phổ biến nhiều người gặp phải hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguyên nhân chính xác gây bệnh dẫn đến điều trị sai phương pháp và làm mụn ngày càng lây lan rộng khắp. Chính vì vậy, sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia chúng tôi đã tổng hợp những kiến thức hữu ích về tình trạng này ngay trong bài viết dưới đây.
Mụn nội tiết là gì?
Mụn nội tiết tố là một thể của mụn trứng cá, hình thành khi cơ thể người bệnh có những thay đổi nhất định về tâm sinh lý gây ra rối loạn nội tiết. Loại mụn này chủ yếu chịu ảnh hưởng từ 2 loại hormone chính trong cơ thể estrogen (nội tiết tố nữ) và androgen (nội tiết tố nam).
Cụ thể sự rối loạn này ở trong cơ thể có thể khiến tuyến dầu nhờn trên da bị kích thích và hoạt động mạnh mẽ hơn. Điều này khiến cho bã nhờn bị tích tụ, nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và hình thành nhân mụn. Hơn nữa, nếu các nhân mụn này không được xử lý và điều trị kịp thời có thể gây ra viêm nhiễm khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn, đồng thời để lại thâm sẹo xấu xí trên da.
Thông thường mụn nội tiết có thể gặp ở mọi độ tuổi và không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, nhiều báo cáo đã cho thấy những đối tượng sau có nguy cơ mắc cao hơn: Các bạn trẻ trong tuổi dậy thì, phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh con, phụ nữ trước và sau chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ tiền mãn kinh và đang trong giai đoạn mãn kinh hoặc người sử dụng thuốc tránh thai trong một thời gian kéo dài.
Một số nguyên nhân gây mụn nội tiết phổ biến
Hiện nay có rất nhiều người băn khoăn không hiểu vì sao mình chăm sóc da cẩn thận và ăn uống khoa học mỗi ngày nhưng mụn vẫn “hoành hành” trên khắp da mặt. Chính vì vậy, chúng tôi đã liên hệ với các chuyên gia để tìm ra nguyên nhân chính xác gây mụn nội tiết tố.
Theo đó, loại mụn này sẽ do một số yếu tố dưới đây tác động:
- Thường xuyên căng thẳng, stress: Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài thường xuyên chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố. Khi các tuyến dầu nhờn hoạt động mạnh mẽ sẽ làm tích tụ bã nhờn và gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Cuối cùng làm hình thành nhân mụn.
- Lạm dụng các loại thuốc tránh thai: Việc sử dụng quá nhiều và thường xuyên thuốc tránh thai rất dễ khiến cơ thể gặp phải các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Đồng thời làm rối loạn hormone gây ra mụn nội tiết.
- Chế độ ăn uống chưa thật sự khoa học: Cụ thể là việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết có thể khiến cơ thể bị suy nhược, từ đó mụn nội tiết cũng sẽ hình thành.
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ, anh, chị, em có cơ địa dễ bị mụn thì nguy cơ cao bạn cũng sẽ mọc mụn.
- Rối loạn hormone: Cơ thể người phụ nữ khi bước vào giai đoạn mang thai, sau khi sinh hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt,… nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi nên có nguy cơ bị mụn rất cao.
- Chế độ sinh hoạt chưa khoa học: Việc thường xuyên thức khuya, ăn các loại đồ ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ hay thường xuyên uống nhiều bia rượu và sử dụng chất kích thích cũng khiến bạn dễ nổi mụn hơn.
Các dấu hiệu điển hình của mụn nội tiết tố
Để điều trị được được dứt điểm mụn nội tiết thì việc phát hiện sớm bệnh cũng rất quan trọng. Theo đó dưới đây là các dấu hiệu điển hình của tình trạng này:
Mọc nhiều mụn ở vùng cằm và xương hàm
Đây là những vị trí mụn nội tiết tố dễ hình thành và phát triển nhất. Các nốt mụn mọc lên khá dày và kéo dài liên trong trong một thời gian dài, không có dấu hiệu thuyên giảm.
Theo các chuyên gia, người bị mụn do nội tiết thường mọc nhiều ở cằm và xương hàm do lượng hormone cơ thể sản sinh ra quá nhiều. Lúc này, tuyến dầu nhờn ở 2 vùng da này cũng hoạt động mạnh hơn bình thường nên dễ gây mụn mủ, mụn bọc, mụn viêm,… Để ngăn ngừa mụn lây lan và phát triển mạnh mẽ hơn thì bạn nên chăm sóc da cẩn thận và đi khám trước khi nó diễn biến quá nghiêm trọng.
Xuất hiện nhiều mụn mủ và mụn bọc
Biểu hiện của mụn nội tiết tố thường là các dạng mụn bọc, mụn mủ, mụn ẩn hay mụn đầu đen. Đặc điểm điển hình để nhận biết là tình trạng ửng đỏ, sưng viêm khá to. Đồng thời chúng thường xuất hiện ở cùng một vị trí khiến người bệnh tự ti, không muốn để lộ vùng da này và ngại giao tiếp.
Tìm hiểu thêm:
Nổi mụn ngay cả khi đã qua tuổi dậy thì hay tiền mãn kinh
Mụn nội tiết không chỉ xuất hiện ở lứa tuổi dậy thì và phụ nữ tiền mãn kinh mà có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi bạn đang ở độ tuổi 20 – 30 tuổi. Do trong độ tuổi tuổi này tuyến bã nhờn thường hoạt động khá mạnh mẽ nên rất dễ gây mụn viêm, mụn bọc,…
Ngoài ra, đối với phụ nữ đây là giai đoạn mang thai và sinh em bé nên cơ thể sẽ phải đối mặt với sự thay đổi của hormone dễ gây rối loạn nội tiết.
Dễ nổi mụn mỗi khi căng thẳng, stress
Nếu bạn thường xuyên bị nổi mụn khi tâm lý căng thẳng, stress, áp lực thì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo của mụn nội tiết tố. Theo các chuyên gia, khi tinh thần căng thẳng, bị áp lực với công việc và cuộc sống thì cơ thể dễ sản sinh ra hormone cortisol. Đây chính là loại hormone kích thích sự phát triển của mụn bọc, mụn viêm và làm chúng ngày càng trầm trọng hơn.
Mụn nội tiết tố có tự hết được không và có nên nặn không?
Với bất kỳ loại mụn nào, người bệnh cũng luôn đặt ra câu hỏi là mụn đấy có chữa được không và chữa như thế nào. Vì có rất nhiều người sau khi tìm ra các phương pháp điều trị khác nhau nhưng mụn vẫn không hết hoặc được chữa khỏi nhưng để lại thâm sẹo rất mất thẩm mỹ. Vậy với mụn nội tiết tố thì sao?
Theo các chuyên gia, loại mụn này hoàn toàn có thể điều trị được nếu người bệnh phát hiện sớm và tiến hành điều trị bằng các phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, mụn nội tiết sẽ có xu hướng khó chữa hơn các mụn khác do đây là loại mụn viêm và xuất phát từ bên trong cơ thể. Hơn nữa, trong trường hợp mụn của bạn đã quá nặng và có kèm theo các biến chứng nguy hiểm như đinh nhọt, viêm đau bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. Tại đây, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn hướng xử lý phù hợp và an toàn nhất.
Bên cạnh đó, về thắc mắc có nên nặn mụn nội tiết không thì chúng tôi xin trả lời là với bất kỳ loại mụn nào xuất hiện trên cơ thể, bạn đều không nên nặn thường xuyên. Bởi đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại từ tay tấn công và khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, khi bạn nặn mụn, vi khuẩn có thể theo tiếp xúc với các vết thương ở vùng da mụn, nguy cơ nhiễm trùng là rất cao. Chính vì vậy, người bệnh hãy hạn chế tối đa việc đưa tay sờ lên mặt hay nặn mụn. Còn nếu muốn nặn cần vệ sinh tay thật sạch sẽ và sát khuẩn bằng cồn y tế trước khi thực hiện.
Phương pháp điều trị mụn nội tiết hiệu quả
Mụn nội tiết tố là một dạng mụn viêm, do nguyên nhân từ bên trong nên không dễ điều trị. Với cơ địa và mức độ mụn ở mỗi người sẽ phù hợp với các phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số cách chữa đang được ưu tiên áp dụng hiện nay.
Sử dụng thuốc Tây
Với các loại thuốc Tây dùng trong trị mụn nội tiết, bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa được bác sĩ chuyên khoa da liễu chỉ định. Hơn nữa để đạt được hiệu quả cao nhất, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng và hướng dẫn của chuyên gia. Dưới đây là một số loại thuốc trị mụn thường được kê đơn.
Thuốc điều trị toàn thân
Bao gồm các loại thuốc như kháng sinh dạng uống như minocycline, clindamycin, tetracyclin hay erythromycin,… Ngoài ra, trong trường hợp bị mụn nặng, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng isotretinoin, đây là một dẫn chất vitamin A dạng acid. Tuy nhiên thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ với những phụ nữ đang mang thai hay dẫn đến rối loạn hormone sinh dục nên không dùng cho các bé gái dưới 16 tuổi.
Thuốc bôi tại chỗ
Một số loại được dùng phổ biến hiện nay trong trị mụn nội tiết tố là:
- Thuốc chứa thành phần lưu huỳnh: Đây là một dạng thuốc có nguồn gốc từ lâu đời với khả năng kiểm soát nhờn và kháng viêm, sát trùng hiệu quả. Tuy nhiên do có mùi khá khó chịu nên loại thuốc này hiện nay ít được ưa chuộng sử dụng.
- Thuốc chứa thành phần Retinoid (Tretinoin): Loại thuốc này chứa thành phần là các dẫn chất vitamin A dạng acid. Chính vì vậy, nó có tác dụng giúp loại bỏ các nhân mụn bằng cách tác động vào để chúng tự trồi lên một cách an toàn. Hơn nữa, thuốc còn giúp kích thích tái tạo da để ngăn ngừa mụn mới phát triển.
- Thuốc Benzoyl peroxyd: Đây là thuốc có khả năng tiêu diệt và loại bỏ nhân mụn, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn P.acnes. Tuy nhiên, tác dụng phụ của nó là dễ gây ra tình trạng kích ứng da. Chính vì vậy người bệnh nên kết hợp dùng thuốc đúng cách và tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong quá trình sử dụng.
Thuốc cân bằng nội tiết tố
Một trong những loại thuốc được sử dụng trong cân bằng nội tiết tố phổ biến hiện nay là thuốc tránh thai hàng ngày. Song người bệnh cần lưu ý, loại thuốc này chỉ phù hợp dùng trong một thời gian ngắn để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của phái nữ. Ngoài ra, còn có một số loại thuốc trị mụn nội tiết khác cho cả nam và nữ giới, tùy theo tình trạng của từng người, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.
Phương pháp công nghệ cao
Nếu tình trạng mụn đã diễn biến nặng và việc sử dụng thuốc không đảm bảo hiệu quả, bạn nên đi khám để được các chuyên gia tư vấn hướng xử lý phù hợp hơn. Trong đó, phải kể đến 2 công nghệ trị mụn hiện đại nhất hiện nay đang được nhiều người tin tưởng áp dụng là:
Phương pháp bằng laser
Với công nghệ sử dụng bước sóng đã giúp tác động trực tiếp lên bề mặt da đến các vị trí bị mụn với mục đích giải quang nhiệt tiêu viêm. Chính vì vậy, tình trạng mụn nhanh chóng được loại bỏ, hạn chế lây lan sang các vùng da khác.
Ngoài ra, phương pháp laser còn mang lại tác dụng giúp loại bỏ các hắc sắc tố melanin, nhờ đó ngăn ngừa thâm mụn. Đồng thời, hỗ trợ tốt hơn cho quá trình tái tạo tế bào và giúp da trở nên sáng mịn, đều màu hơn. Tuy nhiên, công nghệ này sẽ phù hợp hơn trong điều trị các loại mụn mủ, mụn bọc và mụn viêm.
Phương pháp phi kim vi điểm
Đây là công nghệ trị mụn với mũi kim nano siêu nhỏ có khả năng tác động trực tiếp xuống bề mặt da. Bên cạnh đó với phương pháp lăn kim còn giúp tạo ra các vết thương nhân tạo, từ đó hình thành kênh dẫn đưa các tế bào gốc và tinh chất xuống. Chính vì vậy, quá trình tự lành da được kết hợp với các dưỡng chất nên sau điều trị không chỉ các nốt mụn được đánh bay mà làn da còn trở nên căng bóng và mịn màng hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, công nghệ trị mụn này gần như chỉ phù hợp với các loại mụn cám, mụn đầu đen hay mụn ẩn, còn với các loại mụn khác hiệu quả không cao. Ngoài ra, vì lăn kim là phương pháp khá phổ biến nên không khó để tìm kiếm các đơn vị để thực hiện và chi phí cũng tương đối ổn định. Điều này đã tạo cho người dùng rất nhiều điều kiện thuận lợi.
Trị mụn nội tiết bằng Đông y
Đông y trị mụn theo cơ chế tác động trực tiếp vào căn nguyên bên trong cơ thể nên rất phù hợp với những trường hợp bị mụn do rối loạn nội tiết tố. Cụ thể phương pháp này sử dụng các loại thảo dược có công dụng chữa cân bằng nội tiết, lưu thông khí huyết, đào thải độc tố, thành nhiệt từ đó giúp loại bỏ mụn triệt để từ bên trong. Hơn nữa mặc dù đem lại kết quả chậm nhưng lại tối ưu và được đánh giá cao bởi độ an toàn nên có thể sử dụng cho nhiều đối tượng.
Đặc biệt là các thành phần không chỉ có công dụng trị mụn mà còn giúp làm đẹp và tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Một số loại thảo dược thường được sử dụng có thể kể đến như nhân sâm, tỳ bà diệp, kim ngân hoa, liên kiều, đan sâm, cát cánh, phục linh,… Tùy theo tình trạng mụn, bạn sẽ được kê đơn thuốc phù hợp khi đến khám tại các nhà thuốc Đông y uy tín.
Mẹo đơn giản bằng nguyên liệu tự nhiên
Trong dân gian hiện nay đang lưu truyền rất nhiều bài thuốc từ các nguyên liệu tự nhiên giúp cải thiện tình trạng mụn nội tiết và dưỡng trắng da hiệu quả. Cụ thể các bạn có thể tham khảo một số mẹo đơn giản như sau:
Bột nghệ
Trong nghệ chứa hàm lượng lớn là curcumin. Được biết đây là hợp chất được dùng rất nhiều trong các sản phẩm, chế phẩm làm đẹp, kem dưỡng da. Bởi ngoài tác dụng hỗ trợ quá trình trẻ hóa làn da, nghệ còn giúp gia tăng khả năng thẩm thấu, tái tạo để làn da khỏe mạnh, trẻ đẹp, mịn màng và căng bóng hơn. Chính vì thế, nó được rất nhiều người áp dụng trong điều trị mụn nội tiết hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau: Bột nghệ, nước ấm.
- Đầu tiên dùng nước ấm rửa mặt để làm giãn nở các lỗ chân lông, kết hợp thêm với động tác massage để gia tăng hiệu quả thẩm thấu các dưỡng chất.
- Đem bột nghệ hòa với nước ấm tạo thành hỗn hợp dạng đặc sệt, sau đó thoa đều và massage nhẹ nhàng lên vùng da bị mụn nội tiết tố.
- Giữ nguyên thêm khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại mặt thật sạch với nước mát.
- Để đạt được hiệu quả cao nhất, các bác sĩ khuyến cáo bạn nên thực hiện đều đặn 3 – 4 lần/tuần, duy trì trong khoảng thời gian là 4 – 6 tháng.
Mật ong nguyên chất
Trong nguyên liệu này chứa một hàm lượng lớn các dưỡng chất vô cùng tốt với làn da. Chúng vừa giúp kháng viêm, kháng khuẩn vừa giúp tái tạo và nâng cao hiệu quả phục hồi cho làn da. Chính vì vậy ngoài tác dụng ngăn ngừa sự xâm lấn của các loại mụn viêm, mụn bọc, mụn mủ, mụn cám, mụn đầu đen thì nó còn giúp giảm nám, thâm sạm hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau: 2 muỗng cà phê mật ong cùng 2 muỗng cà phê nước cốt chanh.
- Tiến hành rửa mặt sạch bằng nước ấm để các lỗ chân lông giãn nở và thấm bỏ nước bằng khăn mềm.
- Trộn đều 2 nguyên liệu phía trên tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Thoa nhẹ nhàng hỗn hợp lên da, kết hợp với massage để tăng hiệu quả và giúp các dưỡng chất có thể thẩm thấu hơn vào sâu bên trong.
- Giữ nguyên như vậy thêm 20 phút rồi rửa lại thật sạch với nước mát.
- Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả cao nhất bạn nên dùng đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần trong vòng 4 – 6 tháng.
Quả chanh
Ngoài là một gia vị trong các món ăn, từ xưa nhiều người đã biết đến công dụng cực kỳ tốt của chanh trong việc làm đẹp da. Trong loại quả này chứa một hàm lượng lớn acid L-ascorbic nên có khả năng giúp thu nhỏ các lỗ chân lông và hỗ trợ điều trị mụn viêm nhanh chóng. Bên cạnh đó còn giảm thâm mụn và hỗ trợ làm trắng da hiệu quả.
Ngoài ra, nhờ có nguồn vitamin C dồi dào, chanh còn hỗ trợ chống oxy hóa, phục hồi tổn thương và tái tạo làn da cực kỳ tốt.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bạn rửa mặt với nước ấm để các lỗ chân lông giãn nở ra, từ đó giúp tăng cường khả năng thẩm thấu cho da.
- Bạn chuẩn bị 1 quả chanh to, mọng nước. Sau đó đem cắt thành các lát mỏng đắp trực tiếp lên các vết mụn trong khoảng 5 phút.
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể vắt lấy nước cốt chanh, rồi trộn đều với nước hoa hồng rồi dùng bông tẩy trang chấm trực tiếp lên các nốt mụn trong 10 phút.
- Cuối cùng chỉ cần rửa mặt lại với nước mát và thực hiện tiếp các bước chăm sóc da khác là được.
- Mỗi tuần bạn nên thực hiện đều đặn 2 – 3 lần trong khoảng 3 tháng để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Một số sản phẩm hỗ trợ điều trị mụn nội tiết tố
Bên cạnh các phương pháp phía trên, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị mụn. Dưới đây là một số loại mỹ phẩm được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng:
Tẩy trang Effaclar Micellar Water Ultra Oily Skin phù hợp với da mụn
Đối với làn da mụn, tẩy trang là một bước vô cùng quan trọng. Bởi nó không chỉ giúp loại bỏ các bụi bẩn, bã nhờn mà còn hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa mụn phát triển nặng hơn. Hiện nay, một trong những sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao và phản hồi tốt phải kể đến là tẩy trang La Roche Posay Effaclar Micellar Water Ultra Oily Skin.
Thành phần: Glycerin, Micelles, nước khoáng Thermal Spring Water, Kẽm PCA, Poloxamer 124, Poloxamer 184, PEG-7 Caprylic/Capric Glycerides, Polysorbate 80, Myrtrimonium Bromide,…
Công dụng:
- Hỗ trợ làm sạch bụi bẩn, dầu thừa và lớp trang điểm.
- Bổ sung độ ẩm cần thiết cho da, ngăn ngừa căng da và khô rát.
- Giúp kiểm soát tốt hơn tình trạng tiết dầu nhờn, làm thông thoáng da, se khít lỗ chân lông để bảo vệ làn da luôn khỏe mạnh và rạng ngời.
- Làm dịu những vùng da sưng viêm, đồng thời tăng cảm giác mát mẻ và sảng khoái sau khi sử dụng.
- Giảm mọc mụn và kích ứng trên da.
Sữa rửa mặt dịu nhẹ dòng Cerave Renewing SA Cleanser
Để chăm sóc cho làn da mụn, sữa rửa mặt Cerave Renewing SA Cleanser hiện đang là sản phẩm được nhiều chị em yêu thích.
Thành phần: Purified Water, Sodium Lauroyl Sarcosinate, Gluconolactone, Sodium Methyl Cocoyl Taurate, Cocamidopropyl Hydroxysultaine, Glycerin, PEG-150 Pentaerythrityl Tetrastearate, Hyaluronic Acid, Phytosphingosine,Ceramide 3, Ceramide 1,…
Công dụng:
- Giúp lấy đi lớp bụi bẩn, tàn dư trang điểm một cách nhẹ nhàng, an toàn, không làm cho da bị căng, khô hay tổn thương đến các nốt mụn.
- Bổ sung độ ẩm giúp da mịn màng và căng bóng hơn
- Làm sạch vào sâu tận trong lỗ chân lông để lấy đi lớp tế bào chết, từ đó ngăn ngừa bít tắc và kiểm soát dầu nhờn tốt hơn.
- Hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn, từ đó ngăn ngừa sự hình thành phát triển của các loại mụn viêm, mụn trứng cá xấu xí, khó chịu.
- Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp duy trì độ pH ổn định cho làn da, giúp da luôn ở trạng thái cân bằng và khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ quá trình điều trị mụn
Chế độ ăn uống hàng ngày có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến tình trạng mụn cũng như sức khỏe toàn cơ thể. Bởi vậy việc lựa chọn đúng loại thức ăn sẽ giúp tình trạng bệnh lý của bạn được cải thiện đáng kể và ngược lại nó có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế, người bị mụn nội tiết tố nên cung cấp cho cơ thể một chế độ dinh dưỡng thật phù hợp.
Bị mụn nội tiết nên ăn gì?
Tránh để mụn phát triển nặng cũng như hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị, người bệnh nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình những loại thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm giàu omega 3: Bao gồm hạt lanh, các loại cá béo đem đến hiệu quả trị mụn nhờ các EPA và DHA.
- Trà xanh: Trong nguyên liệu này chứa nhiều chất oxy hóa giúp bảo vệ da trước những tác động xấu từ bên ngoài môi trường. Đồng thời hỗ trợ tăng cường sức đề kháng với làn da.
- Hàu: Đây là thực phẩm rất giàu kẽm nên có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa các loại mụn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên bổ sung với lượng vừa đủ để tránh các tác dụng phụ.
- Thực phẩm giàu probiotic: Đem lại công dụng giảm bớt tình trạng viêm và cải thiện các nốt mụn. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất này thông qua các loại thực phẩm như sữa chua, bắp cải bơ, tảo vi, kim chi,…
- Trái cây tươi và rau củ quả: Nhóm thực phẩm này giúp kháng viêm cũng như giảm dầu nhờn trên da, từ đó ngăn ngừa mụn và làm sáng da hiệu quả.
Người bị mụn nội tiết cần kiêng gì?
Đối với những người đang bị mụn tấn công cần phải kiêng một số thực phẩm sau để ngăn tình trạng này ngày càng diễn biến trầm trọng hơn:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Các thành phần có trong sữa, đặc biệt là sữa bò có thể làm tình trạng viêm nhiễm của mụn trở nên trầm trọng hơn.
- Đường và các loại đồ ngọt: Nếu hàm lượng đường trong cơ thể quá cao cũng sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết và làm mụn ngày càng trầm trọng hơn.
- Các loại thực phẩm có chỉ số glycemic cao: Những thực phẩm này sẽ làm gia tăng nồng độ đường và insulin trong máu, từ đó làm tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng hơn. Đặc biệt, nó sẽ kích thích các mụn trứng cá phát triển trầm trọng.
- Đồ đông lạnh và thức ăn nhanh: Trong những thực phẩm này chứa nhiều chất bảo quản nên dễ làm rối loạn hormone trong cơ thể, từ đó dẫn đến nhiều triệu chứng như hen suyễn hay nổi mụn,…
- Thức ăn nhanh, đồ ăn đông lạnh: Những thực phẩm này chứa rất nhiều chất bảo quản có thể làm rối loạn các loại hormone trong cơ thể và dẫn đến nhiều triệu chứng như nổi mụn, hen suyễn,…
- Đồ ăn vặt và socola: Các loại đồ ăn này cũng khiến nồng độ đường trong máu tăng cao, từ đó mụn phát triển mạnh mẽ hơn, độ viêm nghiêm trọng và gây đau đớn cho người bệnh.
Cần lưu ý gì trong quá trình điều trị mụn nội tiết tố
Ngoài việc chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và lựa chọn phương pháp chữa trị đúng thì bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề trong chăm sóc da như sau:
- Giữ vệ sinh da sạch sẽ và chú ý rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ 2 lần/ngày. Bên cạnh đó, bạn nên tẩy tế bào chết ít nhất 1 – 2 lần/tuần để các lỗ chân lông luôn được thông thoáng.
- Hạn chế trang điểm, nếu có cần tẩy trang thật kỹ với các sản phẩm chuyên dụng, tránh tình trạng để bít tắc lỗ chân lông làm mụn phát triển nhiều hơn.
- Dưỡng ẩm cho da đầy đủ, đặc biệt khi đang trong quá trình điều trị mụn nội tiết da thường khô, dễ bong tróc và kích ứng hơn rất nhiều.
- Thoa kem chống nắng đầy đủ và đúng cách mỗi ngày. Cụ thể nên sử dụng kem chống nắng khoảng 30 phút trước khi ra ngoài và trung bình sau khoảng 4 giờ thì cần thoa lại để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, che chắn kĩ lượng bằng quần áo dài tay, mũ rộng vành và kính râm.
- Trong quá trình điều trị mụn, không nên tự ý kết hợp nhiều sản phẩm với nhau khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
- Không tự ý nặn mụn khi không có dụng cụ chuyên dụng và sát khuẩn tay kỹ càng. Đồng thời hạn chế đưa tay lên chạm vào da mặt để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và làm mụn lan rộng hơn.
- Nên thay hoặc giặt khẩu trang, khăn rửa mặt và vỏ gối đầu đều đặn để tránh vi khuẩn từ những vật dụng này lây lan sang da.
- Thực hiện một chế độ sinh hoạt thật khoa học và lành mạnh. Hạn chế thức quá khuya, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để các cơ quan được nghỉ ngơi, trong đó bao gồm cả làn da.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để cơ thể toát mồ hôi, đào thải độc tố và được thư giãn tốt hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về mụn nội tiết, nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết cũng như cách chữa hiệu quả. Mong rằng những kiến thức này hữu ích và hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị của người bệnh. Chúc các bạn sớm kiểm soát tình trạng mụn và lấy lại làn da mịn màng, trắng sáng.
Xem thêm:
- Mụn thâm là gì? Nguyên nhân và hướng điều trị dứt điểm an toàn
- Mụn đầu đen: Tìm hiểu nguyên nhân và một số cách chữa phổ biến
Tin liên quan
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!