Trị Sẹo Môi
Cách trị sẹo ở môi là một trong những chủ đề được rất nhiều khách hàng quan tâm, đặc biệt là với các chị em. Bài viết dưới đây của sẽ giải đáp tất cả những băn khoăn của bạn đọc xoay quanh việc giải quyết sẹo ở môi.
Trị sẹo môi là gì?
Sẹo môi là một trong những tình trạng da liễu khó để điều trị dứt điểm, vĩnh viễn. Đặc biệt với những vết sẹo phức tạp, đã tồn tại lâu năm, khả năng sẹo tái lại cao, ảnh hưởng trực tiếp đến việc cử động, giao tiếp, ăn uống của mọi người.
Trị sẹo ở môi là giải pháp thẩm mỹ giúp giảm thiểu, làm mờ các vết sẹo xấu, biến dạng ở môi. Có 2 tình trạng sẹo môi phổ biến nhất đó là sẹo lồi ở môi và sẹo lõm ở môi. Nếu sẹo lồi ở môi hình thành do sự phát triển quá mức collagen trong quá trình tái tạo vùng da bị tổn thương thì sẹo lõm ở môi hình thành do sự thiếu hụt, khan hiếm collagen ở vùng da môi trong quá trình môi bị tổn thương.
Xóa sẹo ở môi sẽ giúp phục hồi đôi môi cân xứng, xinh đẹp, khắc phục các đường nét bị tổn thương của môi. Giúp khách hàng lấy lại sự tự tin, thoải mái trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày.
Các phương pháp trị sẹo môi hiệu quả
Đôi môi là bộ phận quan trọng, hết sức nhạy cảm trên cơ thể con người bởi cấu tạo đặc thù: lớp da mỏng, chứa nhiều mạch máu, kích thước nhỏ.
Bị sẹo ở môi khiến nhiều người khá hoang mang và lo lắng rằng không biết có thể điều trị dứt điểm được không. Với sự tiến bộ của y học hiện đại kết hợp với các bài thuốc dân gian lành tính đến từ thiên nhiên, việc điều trị sẹo môi là hoàn toàn CÓ THỂ.
Có 3 phương pháp trị sẹo môi chính đó là:
Xóa sẹo môi bằng phương pháp thiên nhiên
Điều trị sẹo ở môi bằng phương pháp thiên nhiên được nhiều người lựa chọn vì ưu điểm dễ áp dụng, tìm kiếm, chi phí rẻ.
Một số các nguyên liệu thiên nhiên trị sẹo môi nổi bật như:
- Tinh dầu hoa oải hương: Đứng đầu trong danh sách trị sẹo ở môi bằng nguyên liệu thiên nhiên đó chính là tinh dầu hoa oải hương. Các dưỡng chất trong loại tinh dầu này có khả năng ức chế quá trình hình thành sẹo hiệu quả.
Cách thực hiện trị sẹo vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần thấm dung dịch tinh dầu hoa oải hương lên vết sẹo môi rồi để qua đêm sau khi đã vệ sinh môi sạch sẽ. Hãy thực hiện đều đặn 2 lần/ngày để thấy rõ những chuyển biến tích cực ở vết sẹo.
- Nha đam: Hãy rửa sạch nha đam, gọt vỏ, xay nhuyễn. Sau đó dùng gel nha đam đắp lên vết sẹo trong vòng 15 đến 20 phút rồi rửa lại với nước. Nha đam rất hữu ích trong việc dưỡng ẩm, làm dịu da, đẩy nhanh tốc độ làm lành các vết thương trên môi.
- Chanh: Không chỉ giúp giảm thâm, chanh còn giúp làm xẹp vùng sẹo lồi ở môi hiệu quả. Trước khi trị sẹo ở môi bằng chanh, hãy vệ sinh môi sạch sẽ sau đó vắt lấy nước cốt chanh, thoa đều dung dịch lên vết sẹo bằng tăm bông hoặc bông tẩy trang trong vòng khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước.
- Rau má: Đây là một trong những loại thảo dược, rau sống mang lại nhiều công năng. Rau má có hiệu quả với cả những vết sẹo lồi và sẹo lõm. Cách làm vô cùng đơn giản, rửa sạch rau má, giã nát và lọc qua. Sau đó bôi nước rau má đơn thuần hoặc kết hợp cùng mật ong trực tiếp lên vùng da sẹo. Massage nhẹ nhàng từ 15 đến 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước ấm là được.
- Nghệ: Sử dụng nghệ để điều trị các vết sẹo là một trong những việc khá phổ biến. Trong nghệ có chứa vitamin E, curcumin và các hoạt chất khác giúp làm phẳng bề mặt da, kích thích tái tạo vùng da bị tổn thương.
Bạn dùng 1 trái nghệ tươi, rửa sạch, gọt vỏ, giã nhuyễn. Sau đó dùng bông tăm thấm nước cốt nghệ và thoa đều lên vết sẹo trên môi. Bạn có thể thực hiện bước này trước khi đi ngủ để màu vàng không bị ám vào màu môi. Sáng mai rửa sạch lại với sữa rửa mặt hay nước tẩy trang là được.
Tuy vậy, hiệu quả cải thiện sẽ không được bảo đảm bởi còn phụ thuộc vào cơ địa từng người. Ngoài ra thời gian điều trị lâu dài, bạn cần kiên trì và thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Lưu ý: Đối tượng phù hợp trị sẹo ở môi bằng phương pháp thiên nhiên là những người có vết sẹo đơn giản, ở giai đoạn mới hình thành.
Điều trị xóa sẹo môi bằng phương pháp ngoài da
Với các phương pháp trị sẹo lồi ngoài da bạn có thể cân nhắc đến các biện pháp như sử dụng các loại thuốc bôi trị sẹo.
Các phẩm trị sẹo môi dạng kem có tác dụng ức chế sự phát triển quá mức của collagen gây lên tình trạng sẹo lồi. Từ đó mô sẹo lồi ở môi sẽ trở nên mềm nhân, vết sẹo xẹp đi nhanh chóng.
Các sản phẩm thuốc bôi thường có kết cấu mỏng nhẹ dạng gel, cream lành tính. Tuy nhiên, tương tự như điều trị xóa sẹo môi bằng phương pháp thiên nhiên, bạn nên kiên trì thoa sản phẩm trong thời gian dài, đều đặn với lịch trình y như bác sĩ kê đơn thì mới mang lại hiệu quả.
Xóa sẹo môi bằng cách thoa thuốc trị sẹo sẽ phù hợp với các đối tượng có vết sẹo ở mức nhẹ, không quá phức tạp hay nghiêm trọng.
Một số các sản phẩm trị sẹo môi phổ biến bạn có thể tham khảo:
- Thuốc trị sẹo môi Dermatix
- Thuốc trị sẹo môi Hiruscar
- Thuốc trị sẹo môi Contractubex
- Thuốc bôi sẹo môi Mederma…
Điều trị bằng các phương pháp áp dụng công nghệ thẩm mỹ
Với các vết sẹo lồi hay sẹo lõm ở môi mức độ khó cao, phức tạp, tổ chức mô sẹo phát triển mạnh thì điều trị sẹo môi bằng các phương pháp áp dụng công nghệ hiện đại là giải pháp tối ưu, mang lại hiệu quả cải thiện cao.
Hoặc bạn có thể dùng thuốc kết hợp với các phương pháp công nghệ. Ưu điểm của các phương pháp này đó là hiệu quả nhanh, tiết kiệm tối đa thời gian điều trị.
Các công nghệ xóa, khắc phục sẹo ở môi nổi bật có thể kể đến như:
- Công nghệ xoá sẹo môi bằng Laser CO2 Fractional: Không gây đau đớn, không cần ủ tê, có khả năng loại bỏ từ 92-95% các vết sẹo, ngăn ngừa tái sẹo. Khi điều trị sẽ sử dụng tia laser có tần số sóng phù hợp để len lỏi vào trong mô sẹo, phá huỷ các liên kết sẹo ở môi.
- Tiêm K-Cort trị sẹo: Thuốc K-Cort có hoạt chất chính là Triamcinolone Acetonide, khi thẩm thấu sẽ làm mềm mô sẹo. Từ đó giúp nhân sẹo giảm kích thước rõ rệt. Phương pháp này rất phù hợp để điều trị các vết sẹo lồi ở môi bởi khả năng kích thích collagen giúp bờ môi trở nên mềm mại, hồng hào.
- Cắt bỏ đáy sẹo lồi ở môi: Đây là một trong những phương pháp xâm lấn sẹo lồi ở môi dành cho đối tượng có vết sẹo lớn, khó điều trị. Vì là phương pháp có can thiệp dao kéo, do đó nên cân nhắc thật kỹ địa chỉ can thiệp thẩm mỹ bạn nhé!
Đối tượng nên trị sẹo môi
Trị sẹo môi phù hợp với các đối tượng như:
- Người bị dị tật môi bẩm sinh
- Người bị sẹo môi do tai nạn, chấn thương
- Người bị sẹo do bệnh tật
- Người bị sẹo do phẫu thuật thẩm mỹ lỗi…
Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú bằng sữa mẹ; sẹo mới hình thành dưới 6 tháng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ hình thức xóa sẹo môi nào.
Quy trình điều trị sẹo ở môi chuẩn y khoa
Điều trị sẹo môi bằng công nghệ cao mang lại hiệu quả tối ưu sẽ cần được tiến hành đủ các bước chuẩn y khoa. Quy trình này đã được Bộ Y tế chứng nhận và kiểm định an toàn với sức khoẻ của khách hàng.
Dưới đây là tổng quan các bước trong quy trình điều trị sẹo môi:
- Bước 1: Tư vấn, thăm khám, xây dựng phác đồ điều trị
Các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị soi da hiện đại, thăm khám 1-1 trực tiếp cùng bệnh nhân để phân loại tình trạng sẹo, xây dựng phác đồ cũng như phương pháp điều trị cho bệnh nhân. Không có ca bệnh là giống nhau, vì thế đây là bước vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả điều trị sẹo của bệnh nhân. - Bước 2: Kiểm tra tình trạng sức khoẻ
Khách hàng khi đến sẽ được kiểm tra sơ lược sức khoẻ, làm các xét nghiệm căn bản để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình xoá sẹo. - Bước 3: Tiến hành trị sẹo
Với một số khách hàng có ngưỡng chịu đau kém hoặc lựa chọn các phương pháp điều trị xâm lấn như phẫu thuật, khách hàng sẽ được tiến hành ủ tê 20-30 phút trước khi thực hiện xóa sẹo. Sau khi thuốc tê có tác dụng, khách hàng sẽ được tiến hành xóa sẹo theo phác đồ điều trị.
- Bước 4: Dặn dò sau điều trị
Sau khi tiến hành trị sẹo, khách hàng có thể về nhà để nghỉ ngơi mà không cần ở lại phòng khám. Khách hàng sẽ được trực tiếp các bác sĩ dặn dò những lưu ý cần thiết sau khi trị liệu, lịch tái khám, thuốc bôi, thuốc uống đi kèm nếu cần…
Các câu hỏi thường gặp về xóa sẹo ở vùng môi
Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi mà khách hàng quan tâm quá trình điều trị sẹo môi:
Nguyên nhân dẫn đến sẹo môi là gì?
Môi là bộ phận nhỏ, nằm chính giữa khuôn mặt nên rất gây chú ý. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sẹo môi. Nắm rõ các tác nhân giúp bạn một phần nào loại bỏ được những rủi ro không đáng có cho khuôn mặt của mình. Cụ thể:
- Sẹo do chấn thương: rách môi, bỏng môi, va đập…
- Sẹo do phun xăm môi thiếu an toàn
- Sẹo do xỏ khuyên không đúng cách
- Do mụn rộp xung quanh môi
- Do bệnh herpes môi
- Do có vết thương hở, cơ địa sẹo lồi, sẹo lõm, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học
Các biểu hiện thường gặp nhận biết sẹo ở môi?
Những vết sẹo môi, đặc biệt là sẹo lồi ở môi có thể không phát triển và lan rộng ra ngay mà thường có các biểu hiện trước đó. Một số các biểu hiện sẹo lồi ở môi dễ dàng nhận thấy như:
- Màu sắc của vết sẹo đậm hơn vùng da môi xung quanh. Với vùng da có các vết sẹo lồi thường có dấu hiệu tăng sắc tố môi, có màu hồng đậm, đỏ tím…
- Kích thước của vết sẹo lan lớn dần. Thậm chí ăn sâu vào cả lòng môi, khiến các hoạt động ở vùng môi trở nên khó khăn như ăn uống, cử động, nói chuyện.
- Vùng da xung quanh môi ngứa ngáy, khó chịu, mất cân đối, gồ ghề khi giao tiếp
- Có thể thấy rõ mạch máu và lớp màng bọc xung quanh vết sẹo.
Sẹo môi sửa bao lâu thì đẹp?
Tuỳ thuộc vào mức độ khó của vết sẹo cũng như cơ địa lành thương của từng người. Tuy nhiên, trung bình chỉ cần mất tối đa 3-5 ngày là vết thương đã lành hoàn toàn. Thời gian sau đó, bạn cần duy trì cách chăm sóc môi theo chỉ dẫn và yêu cầu của bác sĩ để da môi có thể hồi phục một cách tốt nhất.
Trị sẹo môi có ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt không?
Khi điều trị sẹo ở môi, bạn không cần quá lo lắng bởi nó sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe hay sinh hoạt hàng ngày của bạn. Bạn chỉ cần lưu ý dặn dò của bác sĩ về lịch tái khám, những kiêm khem cần thiết… để đẩy nhanh quá trình lành sẹo mà thôi.
Khắc phục sẹo ở môi có bị tái lại không?
Điều này phụ thuộc trực tiếp vào tay nghề của bác sĩ cũng như địa chỉ bạn lựa chọn để điều trị vết sẹo. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn nơi tiến hành trị sẹo môi nhé!
Lưu ý khi xóa sẹo môi bạn cần quan tâm
Sau khi điều trị sẹo môi cần lưu ý những điều sau đây:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da xóa sẹo môi điều trị
- Cần che chắn vùng da môi thật kỹ với khẩu trang
- Tránh va chạm, dùng tay sờ, đụng trực tiếp vào vùng da môi để tránh nhiễm khuẩn
- Ăn các loại thực phẩm có kết cấu mềm trong 3-5 ngày sau khi phẫu thuật
- Tránh ăn các thực phẩm như gạo nếp, rau muống, thịt bò, thịt gà…
- Tuân thủ phác đồ sau điều trị đi kèm của bác sĩ như các loại thuốc uống, thuốc bôi, lịch tái khám…
Hy vọng những thông tin mà Nền tảng Spa và Thẩm mỹ viện DrBeauty chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm những kiến thức cũng như hiểu biết hữu ích về vấn đề cải thiện thẩm mỹ vùng sẹo ở môi.
Để được tư vấn, đặt lịch thăm khám trực tiếp với đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia da liễu, quý khách hàng vui lòng liên hệ vào số HOTLINE 1900 6356 hoặc để lại thông tin cá nhân dưới form đăng ký dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!