Peel Da Trị Nám
Peel da trị nám là phương pháp lột da hóa học có khả năng loại bỏ nám, tàn nhang và trẻ hóa da, giúp làn da đều màu, trắng sáng và tươi trẻ hơn. Nếu đang có ý định áp dụng kỹ thuật này, đừng nên bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Peel da trị nám là gì? Cơ chế hoạt động ra sao
Có rất nhiều nguyên nhân gây nám da, các tác động từ bên ngoài môi trường và bên trong cơ thể sản sinh ra nhiều hắc sắc tố melanin, từ đó xuất hiện các đốm nâu, gây mất thẩm mỹ. Nám có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên phổ biến hơn cả là độ tuổi từ 20 – 40. Để cải thiện tình trạng này, mọi người tìm đến đa dạng phương pháp khác nhau, trong đó peel da là hình thức phổ biến hiện nay.
Peel da (Chemical Peels) được biết đến là kỹ thuật lột da hóa học, sử dụng các dung dịch acid để loại bỏ da chết, làm sạch bề mặt da, đồng thời kích thích cơ thể sản sinh tế bào da mới. Phương pháp này được ứng dụng phổ biến trong thẩm mỹ, làm đẹp, đặc biệt là việc trị nám, tàn nhang.
Để có thể đạt được hiệu quả cao nhất, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng da, mức độ nông sâu của chân nám, thời gian xuất hiện nám để tư vấn và chỉ định loại acid phù hợp. Một số loại axit thường dùng trong peel da trị nám gồm có: Alpha Hydroxy Acid AHA, Salicylic Acid BHA, Tricloacetic Acid TCA, Retinol, Jessner,..
Theo đánh giá của các chuyên gia, peel da là phương pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay do dễ thực hiện, không xâm lấn, không đau rát. Ngoài ra, Chemical Peels không chỉ trị nám, tàn nhang mà còn có thể khắc phục rất nhiều vấn đề khuyết điểm trên da như mụn, thâm, cho bạn làn da trắng sáng, đều màu và tràn đầy sức sống.
Cơ chế hoạt động
Cơ chế hoạt động của phương pháp peel da trị nám đó là dựa vào chu kỳ thay da tự nhiên. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ thoa loại acid được chỉ định với hàm lượng phù hợp cho tình trạng nám của từng người. Việc làm này nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình thay da, kích thích loại bỏ tế bào chết và thay bằng những tế bào mới, loại bỏ lớp da bị nám, tàn nhang, tăng sinh collagen.
Thời gian đầu sau khi peel, làn da thường bị ửng đỏ, bong tróc và ngứa rát nhẹ, có thể ngả màu thâm sạm. Tiếp tục kiên trì trong 1 – 2 tuần, bạn sẽ thấy lớp da cũ được bong ra, đây cũng là thời điểm nám, tàn nhang, mụn, sắc tố đen da, lớp sừng trên da được loại bỏ. Sau thời gian này, tế bào mới được kích thích hình thành nhanh hơn, nhờ vậy làn da trở nên trắng sáng, đều màu và tươi trẻ hơn.
Với mỗi tình trạng nám khác nhau, phương pháp peel da sẽ được chỉ định cấp độ riêng trong 3 cấp độ phổ biến nhất đó là:
- Peel nông – Lột da bề mặt: Đây là cấp độ nhẹ nhất, áp dụng cho trường hợp mụn, nám mới xuất hiện, chân nám chưa sâu và vùng da tổn thương chưa rộng. Khi peel nông, hoạt chất acid sẽ tác động vào lớp biểu bì trên cùng để lấy đi tế bào chết một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng. Với cấp độ này, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà.
- Peel trung – Lột da trung bình: Khi trị nám với cấp độ này, nên thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín thay vì tự tiến hành tại nhà vì cần sử dụng thuốc gây tê hoặc làm lạnh da. Lúc này, hoạt chất được đưa lên da sẽ thấm vào lớp sâu nhất của trung bì nhằm mục đích làm phẳng nếp nhăn nông, mờ thâm, cải thiện tình trạng rối loạn sắc tố và xóa nám hiệu quả.
- Peel sâu – Lột da sâu: Peel sâu là cấp độ nặng nhất, tác động trực tiếp đến lớp hạ bì của da. Kết quả của phương pháp này có thể loại bỏ hoàn toàn nếp nhăn, loại bỏ nám tận gốc và trẻ hóa da. Do có quy trình thực hiện phức tạp nên khi peel da sâu yêu cầu đội ngũ bác sĩ tay nghề cao cùng hệ thống máy móc đạt chuẩn.
Ưu và Nhược điểm của Peel da trị nám
Peel da có trị nám được không, hiệu quả như thế nào là thắc mắc của rất nhiều người đang tìm hiểu và có ý định thực hiện kỹ thuật này. Cũng giống như các phương pháp làm đẹp khác, peel da có những ưu điểm vượt trội, tuy nhiên vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Cụ thể:
Ưu điểm:
- Phương pháp lột da hóa học không chỉ hỗ trợ đẩy lùi tình trạng nám, tàn nhang mà còn khắc phục được nhiều khuyết điểm khác trên da như mụn, thâm sạm, đồi mồi, da không đều màu,….
- Nhờ cơ chế kích thích cơ thể sản sinh tế bào da mới và tăng sinh collagen nên kỹ thuật này giúp làn da trắng sáng, mịn màng, tươi trẻ hơn.
- Quá trình thực hiện đơn giản, không xâm lấn, không gây đau đớn khó chịu và không để lại sẹo.
- Thời gian peel da trị nám diễn ra nhanh chóng, thường chỉ khoảng 5 – 10 phút, chi phí chỉ từ 200.000VNĐ/buổi. Bên cạnh đó, giai đoạn để da tái tạo và phục hồi cũng chỉ mất từ 7 – 14 ngày.
- Sau trị liệu, khách hàng không cần nghỉ dưỡng, kiêng khem như một số phương pháp khác vì peel da không gây kích ứng, không để lại sẹo hay gây sưng viêm.
- Trị nám bằng cách lột da hóa học có thể cho hiệu quả dài, tuy nhiên sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc, chế độ ăn uống, sinh hoạt của bạn.
Nhược điểm:
- Nếu không đảm bảo sử dụng hoạt chất acid chất lượng, quá trình thực hiện không đúng chuẩn và đội ngũ bác sĩ tay nghề không cao, làn da bạn rất dễ chịu tổn thương nghiêm trọng.
- Việc lạm dụng peel da về lâu dài sẽ bào mòn bề mặt da, làm thay đổi cấu trúc da, khi đó làn da trở nên mỏng, yếu, nhạy cảm, dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công. Lúc này làn da có thể đen sạm và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
- Do chịu tác động trực tiếp từ acid nên da bị ửng đỏ, bong tróc, ngứa rát. Nếu bạn không chú ý đến cách chăm sóc đúng chuẩn, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn và khiến da xấu hơn.
- Peel da chỉ thích hợp cho người bị nám nhẹ đến trung bình và hiệu quả không thể đạt 100%. Các nghiên cứu cho thấy nám và tàn nhang có thể giảm 70 – 80% cho trường hợp mới xuất hiện, nếu tình trạng nám nặng, hiệu quả chỉ đạt được 50 – 60%.
Ai nên và không nên thực hiện?
Peel da trị nám có thể loại bỏ nám, xóa thâm và khắc phục các khuyết điểm trên da, do đó không ít người lựa chọn thực hiện. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng phù hợp để áp dụng phương pháp này. Bạn nên chú ý đến trường hợp nên và không nên peel da để đảm bảo an toàn cho sức khỏe làn da và tổng thể.
Đối tượng có thể thực hiện peel da trị nám:
- Người đang gặp các vấn đề trên khuôn mặt như nám, tàn nhang, chân chim, đồi mồi, cháy nắng, da đen sạm, thiếu sức sống,…
Làn da bị khô ráp, sần sùi do yếu tố môi trường sống và làm việc. - Trường hợp bị mụn, lỗ chân lông to, thâm sẹo.
- Đối tượng xuất hiện các triệu chứng của tình trạng lão hóa như nếp nhăn li ti, da không khỏe mạnh.
- Người bị tăng tiết bã nhờn khiến lỗ chân lông bị bít tắc và thường mọc mụn.
Đối tượng không nên peel da:
- Chị em phụ nữ đang mang thai và trong quá trình cho con bú không được thực hiện để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Người có vết thương hở trên da, da gặp tình trạng nhiễm khuẩn.
- Trường hợp có cơ địa dễ bị sẹo rỗ, sẹo lồi, sẹo lõm.
- Người đang gặp các bệnh về hô hấp, gan, thận, tim,…
- Đối tượng đang dùng thuốc điều trị bệnh hoặc đang áp dụng các phương pháp trị nám khác.
Quy trình thực hiện peel da trị nám đúng chuẩn
Peel da trị nám sử dụng hoạt chất acid tác động trực tiếp lên bề mặt da, vào sâu bên trong lớp biểu bì, trung bì, hạ bì nên đòi hỏi quá trình thực hiện phải cẩn thận. Bên cạnh đó, để tránh được tình trạng nhiễm trùng hay tác dụng phụ không mong muốn, các dụng cụ, máy móc phải đảm bảo chất lượng, đội ngũ bác sĩ trình độ cao.
Thông thường, các bước thực hiện peel trị nám cho hiệu quả cao sẽ bao gồm:
- Bước 1: Khách hàng được thăm khám tình trạng da và các vấn đề trên da, đồng thời trao đổi để lựa chọn phương pháp trị nám phù hợp. Lúc này hai bên cùng thống nhất loại hoạt chất được sử dụng cũng như kỹ thuật tiến hành.
- Bước 2: Kỹ thuật viên làm sạch da mặt của khách bằng nước tẩy trang, sữa rửa mặt nhằm mục đích loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn, lớp trang điểm.
- Bước 3: Sau khi đảm bảo da mặt đã sạch hoàn toàn, khách hàng được thoa lớp dung dịch sát khuẩn để lấy đi các vi khuẩn còn sót lại, tránh nguy cơ nhiễm trùng. Việc làm này còn tạo điều kiện thuận lợi để việc peel da đạt kết quả tốt nhất.
- Bước 4: Ở bước này, khi đã chắc chắn da của khách hàng sạch và được sát trùng, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật lột da hóa học. Lúc này khách hàng được thoa một lớp hoạt chất acid với liều lượng phù hợp lên bề mặt da.
- Bước 5: Chờ khi dung dịch thẩm thấu và tạo ra tác động sâu bên trong da, bác sĩ sẽ phun oxy tươi để làm dịu da, hạn chế tổn thương, đồng thời oxy tươi cũng tránh cảm giác châm chích khó chịu.
- Bước 6: Đến bước tiếp theo, khách hàng được đắp mặt nạ tế bào gốc trong thời gian 10 – 15 phút. Loại mặt nạ này giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho quá trình phục hồi và tái tạo. Bên cạnh đó, ánh sáng xanh cũng được sử dụng ở bước này để làm dịu da.
- Bước 7: Kết thúc quá trình trị liệu, bác sĩ thoa kem chống nắng để chống lại tia UV và các tác nhân môi trường ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm.
- Bước 8: Khách hàng được hướng dẫn về cách chăm sóc da tại nhà cũng như những lưu ý về dinh dưỡng, sinh hoạt để đảm bảo hiệu quả cao và không gây ra tác dụng phụ.
Giải đáp câu hỏi liên quan đến peel trị nám
Mặc dù đã có nhiều thông tin về phương pháp peel da này, tuy nhiên những người đang có ý định thực hiện kỹ thuật này vẫn có một số thắc mắc liên quan. Một số câu hỏi và lời giải đáp về lột da hóa học điều trị nám, tàn nhang và trẻ hóa da được tổng hợp dưới đây:
Lột da hóa học trị nám có gây tác dụng phụ không?
Mặc dù peel da được đánh giá là an toàn, lành tính, không gây xâm lấn, tổn thương. Tuy nhiên phương pháp này vẫn có thể tiềm ẩn những tác dụng phụ nhất định. Nếu bạn thực hiện ở thẩm mỹ viện kém chất lượng, bác sĩ tay nghề kém và không đảm bảo yếu tố khử trùng, có thể khiến vết thương nghiêm trọng, vết nám không thể loại bỏ, trong khi đó có thể xuất hiện thêm mụn, nhiễm trùng,…
Bên cạnh đó, tùy từng tình trạng và cơ địa mỗi người khác nhau cũng có thể gặp những biến chứng khác nhau. Trong trường hợp peel da nông, da bị nổi ban đỏ, ngứa ngáy, bỏng rát. Đối với tình trạng peel da trung hoặc sâu, da bị nổi mụn, có sẹo rỗ, thậm chí là nhiễm nấm, nhiễm độc và gây rối loạn nhịp tim.
Có nên thực hiện peel da trị nám tại nhà không?
Rất nhiều người gặp hiện tượng nám ở mức độ nhẹ có thể tự peel da tại nhà, tuy nhiên nếu không cẩn thận, bạn rất dễ gặp tác dụng phụ hay rủi ro. Khi peel da, để đảm bảo an toàn, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
Đầu tiên bạn cần lựa chọn sản phẩm peel da phù hợp với làn da của mình sẽ cho được hiệu quả trị nám cao và hạn chế biến chứng.
Nếu đang gặp tình trạng da mỏng, yếu, bị viêm nhiễm thì không nên peel da tại nhà vì rất dễ gây tổn thương.
Bạn không nên peel da quá nhiều, chỉ thực hiện tối đa 2 lần mỗi tuần để tránh bề mặt da bị bào mòn và những tổn thương khó phục hồi.
Khi peel da tại nhà, cần đảm bảo bản thân không bị dị ứng với các thành phần hóa học có trong sản phẩm tẩy da chết.
Chú ý làm sạch da trước khi peel để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm.
Nên ăn và kiêng gì sau peel da trị nám?
Chế độ ăn uống cũng có tác động trực tiếp đến làn da, quá trình phục hồi các tổn thương và loại bỏ nám. Do vậy, bạn nên chú ý đến những thực phẩm nên ăn và nên kiêng như sau:
Thực phẩm cần bổ sung:
- Trái cây, các loại rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất.
- Rau bina, củ dền, nước ép trái cây giúp tăng sinh collagen, nuôi dưỡng tế bào bị tổn thương.
- Thực phẩm giàu đạm như trứng, sữa, ngũ cốc, cá hồi, thịt heo,…
Thực phẩm cần tránh:
- Đồ ăn cay nóng.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ.
- Rau muống, thịt bò dễ để lại sẹo thâm.
- Chất kích thích, các loại đồ uống có cồn gây hại cho da.
Có thể thấy, peel da trị nám là phương pháp xóa nám, mờ thâm, làm đẹp da phổ biến, an toàn và hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh đó kỹ thuật này vẫn tồn tại những hạn chế. Bạn hãy tìm hiểu kỹ những vấn đề liên quan để có thể quyết định có nên peel da hay không, đồng thời lựa chọn địa chỉ uy tín khi thực hiện, tránh rủi ro và biến chứng.
Những lưu ý cần nhớ khi thực hiện dịch vụ
Peel da trị nám là quá trình khá đơn giản, ít xâm lấn so với các phương pháp khác. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối, đồng thời đạt được hiệu quả trị liệu tốt nhất, bạn nên chú ý đến những vấn đề sau:
- Sau khi peel da cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc, kem bôi, cách chăm sóc da cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày.
- Cần đặc biệt chú ý đến vấn đề chống nắng cho da để tránh các tia UVA, UVB tác động xấu đến vùng da mới lột hóa học. Bạn hãy dùng kem chống nắng, mũ, khẩu trang, áo,… bất kỳ khi nào đi ra ngoài.
- Bên cạnh kem chống nắng, bạn hãy dùng kem dưỡng nhằm hạn chế tình trạng da khô bong tróc, làm dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu và đẩy nhanh quá trình phục hồi da.
- Bạn cần hạn chế đưa tay lên sờ mặt, đồng thời không tự ý lột các mảng da bong tróc vì rất dễ khiến làn da bị tổn thương, đặc biệt là khi xé mảng da non đang được hình thành.
- Khoảng 3 ngày sau peel da, không nên sử dụng sữa rửa mặt hay các hóa chất khác, bạn cần ưu tiên dùng nước muối sinh lý để sát trùng và không làm tổn thương da.
- Sau khi peel da trị nám, bạn hãy tránh xa các loại mỹ phẩm trang điểm vì da còn đang nhạy cảm, có nguy cơ cao bị dị ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy.
- Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E, protein, khoáng chất vừa tăng cường sức khỏe cho da, phục hồi nhanh chóng những tổn thương và kích thích sản sinh collagen cũng như tế bào da mới.
- Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, cho làn da khỏe đẹp từ bên trong.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, vừa nâng cao sức khỏe, vừa tốt cho quá trình loại bỏ nám và sản sinh tế bào da mới.
Chú ý tìm địa chỉ peel da trị nám uy tín, đảm bảo chất lượng, quy trình thực hiện đạt chuẩn và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm để đạt được hiệu quả cao và tránh những rủi ro, biến chứng. - Sau khi điều trị, nếu có bất kỳ biểu hiện lạ nào, bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám, xử lý.
Bài viết trên DrBeauty đã giúp bạn chuẩn bị đầy đủ những kiến thức về peel da trị nám, chúc bạn sớm cải thiện được làn da của mình để sở hữu vẻ ngoài ấn tượng cùng làn da mịn màng, tươi trẻ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!